Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

HỎI VỀ CHIA THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT KHI BỐ QUA ĐỜI VÀ TÀI SẢN ĐỨNG TÊN MẸ

HỎI VỀ CHIA THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT KHI BỐ QUA ĐỜI VÀ TÀI SẢN ĐỨNG TÊN MẸ

Xin chào Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam, tôi có một vấn đề thắc mắc rất mong nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ Quý công ty. Bố mẹ tôi là vợ chồng hợp pháp có tài sản là 2 mảnh đất và sống cùng với ông bà tôi. Ông tôi mất năm 1992, cha tôi mất năm 1998, sau đất bà tôi mất năm 2005, cha tôi mất không để lại di chúc. Năm 2002 mẹ tôi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với hai mảnh đất trên (sau khi bố tôi chết) đứng tên mẹ tôi. Bố mẹ tôi có 2 người con chung và cha tôi có một người con riêng. Xin hỏi nếu sau này mẹ tôi qua đơi không để lại di chúc thì sẽ phân chia như thế nào?

Trả lời: Xin chào bạn, Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam rất hân hạnh giải đáp thắc mắc của bạn. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được tư vấn qua bài viết dưới đây, hy vọng sẽ giải quyết được vấn đề của bạn của bạn.

I. Cơ sở pháp lý

- Bộ Luật Dân sự 2015;

- Luật Đất đai 2013.


II. Nội dung giải đáp

Theo thông tin mà bạn cung cấp thì bố mẹ bạn là vợ chồng hợp pháp và có tài sản chung là hai mảnh đất. Bố bạn mất năm 1998 và không để lại di chúc thì theo như pháp luật quy định thì thời điểm này là thời điểm mở di sản thừa kế:

Điều 611 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời điểm và địa điểm mở di sản thừa kế: 1. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.

2. Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản.”

Bố bạn mất không để lại di chúc nên căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 thì trường hợp này sẽ chia thừa kế theo pháp luật.

Theo đó, Điều 651 Bộ luật này quy định về những người thừa kế theo pháp luật: “1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

Căn cứ vào quy định trên, khi bố bạn chết, di sản sẽ được chia như sau: một nửa tài sản thuộc sở hữu của mẹ bạn. Một nửa tài sản còn lại chia cho mẹ bạn, 2 anh chị em của bạn và người con riêng của bố bạn.

Tuy nhiên tại thời điểm mở thừa kế khi bố bạn chết đã không chia thừa kế rõ ràng, không chia cho con riêng của ông mà năm 2002 mẹ bạn lại đứng tên trên sổ đỏ. Theo quy định của pháp luật, người con riêng của bố bạn có quyền được yêu cầu chia thừa kế với tư cách là người thừa kế mới.

Trong trường hợp này căn cứ Điều 662 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về phân chia di sản trong trường hợp có người thừa kế mới hoặc có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế, theo đó:

1. Trường hợp đã phân chia di sản mà xuất hiện người thừa kế mới thì không thực hiện việc phân chia lại di sản bằng hiện vật, nhưng những người thừa kế đã nhận di sản phải thanh toán cho người thừa kế mới một khoản tiền tương ứng với phần di sản của người đó tại thời điểm chia thừa kế theo tỷ lệ tương ứng với phần di sản đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp đã phân chia di sản mà có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế thì người đó phải trả lại di sản hoặc thanh toán một khoản tiền tương đương với giá trị di sản được hưởng tại thời điểm chia thừa kế cho những người thừa kế, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Thời hiệu để con riêng của bố bạn thực hiện yêu cầu này được quy định tại Điều 623 Bộ Luật Dân sự 2015, theo đó:

1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;

b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.

2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.”

Còn đối với khối tài sản của mẹ bạn sau khi mẹ bạn chết thì người nhận thừa kế là 3 chị em của bạn.

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về vấn đề trường hợp Chia thừa kế theo di chúc khi bố qua đời mà có con riêng. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hận hạnh đồng hành cùng quý khách hàng trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Đường Linh)

---------------------------------------------------------

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

---------------------------------------------

Xem thêm bài viết có liên quan:

Theo tư vấn thừa kế theo pháp luật

Không có di chúc thì ai có quyền đứng ra chia thừa kế

Quy định pháp luật về quyền thừa kế đối với con ngoài giá thú



Gọi ngay

Zalo