Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

​Vợ ngoại tình có được quyền nuôi con không?

Hiện nay, vấn đề ngoại tình trong xã hội không phải là điều hiếm gặp và đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới việc đổ vỡ gia đình. Vậy hành vi ngoại tình của vợ có ảnh hưởng đến quyền nuôi con khi ly hôn không? Công ty Luật HTC Việt Nam sẽ giúp quý khách hàng giải đáp vấn đề này thông qua bài viết dưới đây:

Ngoại tình là việc một người đang có vợ hoặc có chồng mà chung sống với người khác như vợ chồng. Đây là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng theo quy định tại khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP.

Thậm chí, nghiêm trọng hơn, nếu làm cho vợ hoặc chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát; đã có quyết định buộc chấm dứt việc chung sống như vợ chồng của Tòa án mà vẫn duy trì mối quan hệ đó… thì có thể bị phạt tù đến 03 năm (Điều 182 Bộ luật Hình sự năm 2015).

Do đó, việc vợ hoặc chồng ngoại tình có thể coi là căn cứ của việc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ chồng, là nguyên nhân khiến cuộc hôn nhân không thể tiếp tục duy trì.

Pháp luật hiện hành cũng không có quy định trường hợp vợ ngoại tình thì không có quyền nuôi con. Tuy nhiên, đây là một căn cứ để Tòa án xem xét việc không giao con cho người này nuôi dưỡng, chăm sóc sau khi ly hôn nếu người chồng có bằng chứng cho thấy người vợ ngoại tình.

Căn cứ theo Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì sau khi ly hôn cả cha và mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục:

- Con chưa thành niên

- Con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình

Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu vợ, chồng không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Nếu con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ thi người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Như vậy, giữa chồng và vợ ai được quyền nuôi con trước hết là do thỏa thuận giữa hai người, nếu không thỏa thuận được mới nhờ đến tòa án giải quyết. Tòa sẽ căn cứ vào những điều dưới đây để quyết định quyền nuôi con thuộc về ai:

- Một là quyền lợi về mọi mặt của con.

- Hai là nếu con từ 7 tuổi trở lên sẽ xem xét nguyện vọng của con.

- Thứ ba, con dưới 36 tháng được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp mẹ không đủ điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác…

Theo điểm d, mục 11, Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP cũng quy định:

“Trong trường hợp vợ, chồng không thoả thuận được về người trực tiếp nuôi con thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi concăn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, đặc biệt là các điều kiện cho sự phát triển về thể chất, bảo đảm việc học hành và các điều kiện cho sự phát triển tốt về tinh thần”.

Vì vậy, nếu người chồng chứng minh được mình có đủ điều kiện để chăm sóc, đảm tốt nhất cho sự phát triển về thể chất, tinh thần cho con thì hoàn toàn có thể giành được quyền nuôi con.

Mặt khác, nếu người vợ cũng chứng mình được bản thân có điều kiện tốt hơn bạn trong việc chăm sóc, đảm bảo sự phát triển cho con cả về vật chất lẫn tinh thần vẫn có thể giành được quyền nuôi con.

Do đó, việc người vợ ngoại tình không phải là căn cứ để Tòa án tước quyền nuôi con, bởi nếu người vợ chứng minh được điều kiện đảm bảo cuộc sống của con thì vẫn có quyền trực tiếp nuôi con.

Nếu người chồng cảm thấy mình cũng đảm bảo điều kiện nuôi con và muốn giành quyền nuôi con, bạn cần phải nộp cho Tòa án những giấy tờ như:

- Đơn xin giành quyền nuôi con.

- Bằng chứng, chứng cứ về việc vợ ngoại tình như hình ảnh, âm thanh, video… (Theo Điều 93 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015).

- Tài liệu chứng minh bản thân có đầy đủ điều kiện về kinh tế, tinh thần: về trình độ học vấn, thu nhập hàng tháng, nhà cửa ổn định, về văn hóa, ứng xử,…

Thông qua những bằng chứng ngoại tình của vợ bạn, cũng như những bằng chứng điều kiện về khả năng nuôi con (vật chất, tinh thần), Tòa án sẽ quyết định quyền nuôi dưỡng con thuộc về ai.

Cam kết chất lượng dịch vụ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể thư sau:

- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.

- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.

- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam.

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com ; https://luatsuchoban.vn

------------------------------------------------------------------

Bài viết liên quan:

- Hành vi ngoại tình sẽ bị xử lý như thế nào?

- Luật sư tư vấn tranh chấp về quyền nuôi con

- Điều kiện giành quyền nuôi con khi ly hôn

- Tìm luật sư tư vấn giành quyền nuôi con sau ly hôn

- Quyền nuôi con khi ly hôn



Gọi ngay

Zalo