Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

LUẬT SƯ TƯ VẤN TRANH CHẤP QUYỀN NUÔI CON

LUẬT SƯ TƯ VẤN TRANH CHẤP QUYỀN NUÔI CON

Câu hỏi: Tôi là Nhung, tôi và chồng đang sống tại Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Tôi không thể tiếp tục chung sống với người chồng hiện tại vì anh ta ngoại tình. Tôi muốn đơn phương ly hôn nhưng không biết làm thế nào thì tôi có được quyền nuôi con. Con trai tôi được 5 tuổi. Tôi làm nhân viên văn phòng thu nhập 10tr/tháng. Tôi có nói với gia đình bên nhà tôi rằng sau khi ly hôn tôi và con sẽ về đó ở và được gia đình chấp thuận do tôi cũng là con một. Mong được luật sư tư vấn.

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng đội ngũ luật sư Công ty luật TNHH HTC Việt Nam. Chúng tôi sẽ đồng hành cùng bạn, hướng dẫn, tư vấn cho bạn để giải quyết vấn đề này trong bài viết dưới đây:

I/ Cơ sở pháp lý:

- Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.


II/ Nội dung tư vấn

Ai được quyền trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn?

Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền và nghĩa vụ trong việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật hôn nhân gia đình 2014, Bộ luật dân sự 2015 và các luật khác có liên quan.

Quyền trực tiếp nuôi con và nghĩa vụ, quyền của vợ chồng sau khi ly hôn sẽ do các bên tự thỏa thuận.

Nếu không thỏa thuận được, Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. Tuy nhiên:

- Con từ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con;

- Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Con bạn không thuộc các trường hợp trên nên nếu hai vợ chồng bạn không thỏa thuận được, Tòa án sẽ quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi con căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. Vì vậy, để giành được quyền nuôi con, bạn cần chứng minh với Tòa án

- Về kinh tế: có thu nhập ổn định (có xác nhận đơn vị đang công tác, mức lương thu nhập hàng tháng,…) đảm bảo cuộc sống cho con, có chỗ ở ổn định, môi trường sống lành mạnh để con phát triển bản thân tốt nhất,…

- Về tinh thần: có thời gian để quan tâm, chăm sóc con, có lối sống, nhân cách đạo đức tốt,…

Ngoài ra bạn có thể đưa ra căn cứ nếu chồng bạn có lối sống không lành mạnh, không quan tâm chăm sóc con cái, thu nhập không ổn định,… Vì đây cũng được xem là ưu thế để bạn được giao quyền trực tiếp nuôi con.

Trên đây là những ý kiến của chúng tôi về tư vấn quyền nuôi con cho các cặp đôi chung sống như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn để các bên hiểu rõ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật hiện hành. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Thúy Quỳnh.130)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn


Xem thêm các bài viết liên quan:

- Vấn đề nuôi con dưới 36 tháng tuổi sau ly hôn

- Tìm luật sư tư vấn giành quyền nuôi con sau ly hôn



Gọi ngay

Zalo