Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

​ĐIỀU KIỆN GIÀNH QUYỀN NUÔI CON KHI LY HÔN

ĐIỀU KIỆN GIÀNH QUYỀN NUÔI CON KHI LY HÔN

Ngày nay, các vụ án ly hôn ngày càng nhiều. Bên cạnh về tranh chấp tài sản khi ly hôn thì giành quyền nuôi con trong và sau ly hôn ngày một tăng cao. Khi ly hôn vợ/chồng đều có nguyện vọng được trực tiếp nuôi con. Vậy làm thế nào để vợ/chồng giành được quyền nuôi con? Sau đây công ty luật TNHH HTC Việt Nam tư vấn về điều kiện giành quyền nuôi con khi ly hôn

1. Cơ sở pháp lý

- Luật Hôn nhân và Gia Đình 2014;

- Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015.


2. Tư vấn về điều kiện giành quyền nuôi con khi ly hôn

Khi ly hôn Tòa án sẽ dựa vào thỏa thuận giữa vợ chồng để quyết định ai sẽ là người được trực tiếp nuôi con. Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ dựa vào quyền lợi của con để quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng. Vậy ai là người có quyền nuôi con khi ly hôn? Để đủ điều kiện để giành quyền nuôi con thì người được nuôi con phải chứng minh được bản thân đủ điều kiện cho sự phát triển của con và các điều kiện khác đảm bảo cả về kinh tế lẫn tinh thần như:

Về kinh tế: Thu nhập bình quân hàng tháng để đảo bảo điều kiện tốt nhất khi được trực tiếp nuôi con;

Về nơi ở: Có nơi ở cố định để đảm bảo về chỗ ở cho con;

Về môi trường sống; Nơi học tập, vui chơi có lành mạnh để con phát triển tốt nhất; Cha, mẹ có lối sống mẫu mực để con noi theo;

Về thời gian: Cân bằng được thời gian làm việc và thời gian chăm sóc, giáo dục con.

Bên cạnh đó, hai người có thể cung cấp thêm các chứng cứ chứng minh người còn lại không đủ điều kiện về vật chất và tinh thần để nuôi dạy con cái như thường xuyên có hành vi bạo lực (đánh đập, quát mắng,…), thu nhập không ổn định, không có thời gian dành cho con, thường xuyên thay đổi chỗ ở,…

Theo Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì Tòa án quyết định giao con cho người nào trực tiếp nuôi dưỡng cần lưu ý:

– Trường hợp con từ đủ 07 tuổi trở lên thì thẩm phán phụ trách phiên tòa giải quyết ly hôn là người có thẩm quyền lấy ý kiến của con về việc muốn sống với cha hay với mẹ. Khi lấy ý kiến cần phải tuân thủ các quy định của pháp luật Tố tụng Dân sự (khoản 2 Điều 208 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015). Ý kiến của con thường chỉ mang tính chất tham khảo để Tòa án xem xét quyết định, không có ý nghĩa hoàn toàn quyết định.

– Trường hợp con dưới 36 tháng tuôi, quyền nuôi con thuộc về người mẹ, trừ khi người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác.

Bài viết trên đây là những ý kiến của tôi tư vấn về điều kiện giành quyền nuôi con khi ly hôn. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Phương)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn



Gọi ngay

Zalo