Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

​QUY ĐỊNH VỀ THU THẬP CHỨNG CỨ TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ

QUY ĐỊNH VỀ THU THẬP CHỨNG CỨ TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ

Thu thập chứng cứ là một giai đoạn của quá trình chứng minh. Nếu không có thu thập chứng cứ thì cũng không có kiểm tra, đánh giá và sử dụng chứng cứ. Các cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền thu thập chứng cứ. Vậy quy định về thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự được pháp luật hiện hành quy định thế nào? Sau đây Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam xin tư vấn về vấn đề này như sau:

1. Căn cứ pháp lý

- Bộ luật tố tụng hình sự 2015.


2. Cách thu thập chứng cứ và sử dụng chứng cứ

- Để sử dụng chứng cứ với tính chất là căn cứ xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội, cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự, trước hết cần phải thu thập nó. Vì vậy, có thể nói, thu thập chứng cứ là một bước quan trọng của quá trình chứng minh.

- Để thu thập chứng cứ, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có quyền thực hiện các hoạt động điều tra, như khám xét, thu giữ, tạm giữ, đồ vật, tài liệu; khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi; xem xét dấu vết của thân thể; đối chất; nhận dạng; nhận biết giọng nói, thực nghiệm điều tra; áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt theo quy định của BLTTHS…

Chứng cứ đã thu thập được trong vụ án dùng để nghiên cứu, kiểm tra và đánh giá tài liệu, chứng cứ mới và ngược lại. Các quyết định tố tụng trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử bất kỳ một vụ án hình sự nào đều phải sử dụng các chứng cứ thu thập được có trong hồ sơ vụ án để phân tích, đánh giá, lập luận trước khi đưa ra các quyết định tố tụng quan trọng trong việc giải quyết vụ án hình sự.

- Để việc sử dụng chứng cứ đạt được mục đích, chủ thể tiến hành tố tụng cần phải quán triệt và thực hiện một số vấn đề mang tính nguyên tắc trong sử dụng chứng cứ, đó là:

+ Nguyên tắc khách quan, toàn diện và đầy đủ trong tố tụng hình sự

+ Khi sử dụng chứng cứ phải tuân theo đúng những quy định của pháp luật

+ Vật chứng là chứng cứ phải đảm bảo sử dụng nhiều lần.

3. Quyền thu thập chứng cứ

BLTTHS năm 2015 quy định quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa và cách thức người bào chữa thu thập chứng cứ, gồm: gặp thân chủ, bị hại, người làm chứng, những người biết về vụ án để hỏi và nghe họ trình bày về những vấn đề liên quan đến vụ án; đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử và các tình tiết liên quan đến việc bào chữa. Khi đương sự đã áp dụng các biện pháp cần thiết để thu thập chứng cứ mà vẫn không thể tự mình thu thập được thì mới có quyền yêu cầu Tòa án thu thập

Những người tham gia tố tụng khác, cơ quan, tổ chức hoặc bất cứ cá nhân nào đều có thể đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử và trình bày những vấn đề có liên quan đến vụ án. Theo đó người bào chữa có cơ sở pháp lý để tự mình thu thập chứng cứ hoặc đề nghị các cơ quan khác thu thập chứng cứ.

4. Thủ tục tiếp nhận chứng cứ của cơ quan có thẩm quyền

Khi tiếp nhận chứng cứ, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử liên quan đến vụ án do người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác cung cấp, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải lập biên bản giao nhận và kiểm tra, đánh giá theo quy định của BLTTHS. Việc tiếp nhận, xem xét có thể làm ảnh hưởng đến một vụ án nếu xảy ra sai sót trong quá trình này mà có thể làm bỏ lọt tội phạm hay kết tội nhầm. Vì vậy việc tiếp nhận chứng cứ, tài liệu, đồ vật có ,liên quan đến vụ án là một việc được pháp luật quy định phải làm theo đúng thủ tục, trình tự, thời gian,...

Khi cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải tiếp nhận, lập biên bản và có thể hỏi người đã cung cấp về những vấn đề có liên quan đến chứng cứ, tài liệu, đồ vật đó, rồi chuyển cho Viện kiểm sát cùng cấp. Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận được chứng cứ, tài liệu, đồ vật, Viện kiểm sát phải xem xét và chuyển lại cho Tòa án để đưa vào hồ sơ vụ án. Người bào chữa cần nắm vững các quyền hạn mới này cùa Thẩm phán chủ tọa phiên tòa để có thể cung cấp, đưa ra các chứng cứ, tài liệu, đồ vật phù hợp, phục vụ cho quá trình trợ giúp pháp lý cho khách hàng và chuẩn bị cho việc tranh tụng tại phiên tòa công khai.

Trên đây là bài viết của chúng tôi về thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Linh)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn


Bài viết liên quan:

Luật sư tranh tụng trong vụ án hình sự

Thẩm quyền xét xử vụ án hình sự sơ thẩm



Gọi ngay

Zalo