Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TỘI CƯỚP TÀI SẢN

Cướp tài sản là hành vi phạm tội thường diễn ra rất nhanh, bất ngờ, khó ngăn chặn và là vấn đề nhức nhối ở hầu hết các tỉnh thành trên toàn quốc, đặc biệt là các thành phố lớn. Hành vi cướp tài sản không chỉ gây nguy hiểm cho người sở hữu tài sản mà còn có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của người bị hại và tạo ấn tượng không tốt về con người và đời sống xã hội của Việt Nam trong con mắt bạn bè, du khách quốc tế. Vậy quy định của pháp luật hình sự về tội cướp tài sản như thế nào?

I. Cơ sở pháp lý

Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017

II. Nội dung tư vấn

1. Cấu thành pháp lý của tội cướp tài sản

Tội cướp tài sản được quy định tại Điều 168 Bộ luật Hình sự năm 2015, theo đó, cướp tài sản là hành vi của một người dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản.

Cấu thành pháp lý của tội cướp tài sản gồm:

- Khách thể: tội cướp tài sản xâm phạm quyền sở hữu tài sản của công dân. Ngoài ra, tội phạm này còn xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của chủ tài sản, người quản lý tài sản hoặc người cản trở việc thực hiện tội phạm của kẻ phạm tội.

- Mặt khách quan: Là các hành vi dùng vũ lực để chiếm đoạt tài sản, hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc để chiếm đoạt tài sản và các hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể kháng cự được. Trong đó:

+ Dùng vũ lực để chiếm đoạt tài sản: là hành vi của người phạm tội dùng sức mạnh vật chất, có thể là sức mạnh thể chất và sức mạnh của công cụ, phương tiện phạm tội, tác động vào cơ thể của người chủ sở hữu tài sản, người có trách nhiệm quản lý tài sản hoặc người cản trở. Sự tác động đó là cho những người này không thể kháng cự hoặc làm tê liệt ý chí kháng cự hay khả năng kháng cự để thực hiện tội phạm.

+ Hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc để chiếm đoạt tài sản. Là hành vi dùng lời nói hoặc hành động nhằm đe dọa người bị hại nếu không đưa tài sản thì vũ lực sẽ được thực hiện ngay tức khắc. Ngay tức khắc là ngay lập tức, không chần chừ, khả năng xảy ra là tất yếu nếu người bị hại không giao tài sản cho người phạm tội. Khả năng này không phụ thuộc vào lời nói, hành động của người phạm tội mà nó tiềm ẩn ngay trong hành vi của người phạm tội.

+ Hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể kháng cự được. Là các hành vi mà người phạm tội có thể thực hiện thông qua cử chỉ, lời nói, thái độ hoặc hành động khác với những thủ đoạn khác nhau với mục đích làm cho người bị tấn công tê liệt ý chí kháng cự để chiếm đoạt tài sản. Đặc điểm của hành vi này là không tác động bằng sức mạnh vật chất vào người bị tấn công mà dùng các thủ đoạn tinh vi để tác động vào thể chất, tinh thần của người bị hại.

Tội cướp tài sản chỉ cần thỏa mãn dấu hiệu khách quan là hành vi cướp giật, không yêu cầu về hậu quả là tài sản thiệt hại giá trị bao nhiêu. Nếu người phạm tội có hành vi cướp tài sản mà chưa chiếm hữu được tài sản thì người phạm tội phải chịu trách nhiệm về tội phạm chưa đạt.

- Về chủ thể: Là bất kỳ người nào đủ năng lực trách nhiệm hình sự: đủ năng lực hành vi và từ đủ 14 tuổi trở lên.

- Về mặt chủ quan: tồn tại yếu tố lỗi của người phạm tội. Động cơ, mục đích vụ lợi, sử dụng trái phép tài sản là dấu hiệu bắt buộc của tội cướp tài sản.

2. Hình phạt áp dụng đối với người phạm tội

- Hình phạt chính áp dụng với người phạm tội cướp tài sản được quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4 Điều 168 Bộ luật Hình sự năm 2015. Theo đó:

+ Người phạm tội phải chịu hình phạt tù có thời hạn từ 03 năm đến 10 năm

+ Trong trường hợp có các tình tiết tăng nặng quy định tại Khoản 2, 3, 4, người phạm tội có thể phải chịu hình phạt cao nhất là tù chung thân.

- Ngoài ra, người thực hiện hành vi cướp tài sản có thể phải chịu hình phạt bổ sung như: phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về quy định của pháp luật đối với tội cướp tài sản. Công ty luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Ngát)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn


Xem thêm bài viết liên quan:

Tư vấn về tội cướp tài sản theo quy định của pháp luật hiện hành



Gọi ngay

Zalo