Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

Quy định của luật hình sự đối với pháp nhân thương mại phạm tội.

Kính thưa Quý khách hàng!

Lời đầu tiên, Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam xin gửi đến Quý khách hàng lời chào trân trọng nhất. Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp lý của chúng tôi.

I. YÊU CẦU CỦA QUÝ KHÁCH HÀNG.

Khách hàng mong muốn tìm kiếm một công ty hiểu biết về pháp luật để tư vấn pháp lý và thay mặt khách hàng thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến quy định của luật hình sự đối với pháp nhân thương mại phạm tội.

Qua thông tin trao đổi với Quý khách hàng, chúng tôi hiểu rằng: Quý khách hàng mong muốn HTC Việt Nam cung cấp dịch vụ tư vấn về quy định của pháp luật hình sự về pháp nhân thương mại phạm tội.

Cụ thể: Quý Công ty là một công ty trách nhiệm hữu hạn kinh doanh trong lĩnh vực buôn bán đồ gia dụng. Gần đây, công ty A có khởi kiện công ty của Quý khách vì tội vi phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với một số kiểu dáng hàng hoá mà công ty sản xuất, đồng thời yêu cầu bên Quý khách thu hồi toàn bộ sản phẩm liên quan cũng như đền bù một số tiền trị giá 50.000.000 đồng. Hiện Quý khách muốn nhận được sự tư vấn về vấn đề này. Sau đây là thư tư vấn của HTC:

II. NỘI DUNG TƯ VẤN PHÁP LÝ CỦA HTC VIỆT NAM:

1. Cơ sở pháp lý:

Để cung cấp nội dung tư vấn cho Quý công ty, Công ty Luật chúng tôi đã căn cứ các quy định sau:

Bộ luật Dân sự số: 91/2015/QH13;

Bộ luật Hình sự số : 100/2015/QH13;

Luật sửa đổi Bộ luật hình sự số: 12/2017/QH14.

2. HTC Việt Nam xin tư vấn cho quý khách hàng một số vấn đề liên quan quy định của luật hình sự đối với pháp nhân thương mại phạm tội

2.1. Quy định chung về pháp nhân thương mại

Đầu tiên nhắc đến khái niệm “pháp nhân” nói chung, Bộ luật Dân sự 2015 đã nêu lên các điều kiện để một tổ chức được công nhận là một pháp nhân bao gồm:

- Được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;

- Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ theo luật định;

- Tài sản tách biệt với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;

- Độc lập và nhân danh chính mình khi tham gia vào các quan hệ pháp luật.

Về pháp nhân thương mại, ta có thể hiểu đây là những pháp nhân mà mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận (đặc điểm để phân biệt với pháp nhân phi thương mại), trong đó bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.

2.2. Quy định của luật hình sự đối với pháp nhân thương mại phạm tội

2.2.1. Điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại

Khi một pháp nhân thương mại phạm tội, pháp nhân đó sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam, tương tự như đối với một cá nhân.

Tuy nhiên, để một pháp nhân thương mại phải chịu những trách nhiệm đó, hành vi phạm tội cần được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại, vì lợi ích của pháp nhân thương mại và có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại. (Điều 75 Bộ luật Hình sự năm 2015)

2.2.2. Những tội phạm liên quan đến pháp nhân thương mại

Tính chất đặc biệt của pháp nhân thương mạ dẫn đến việc Bộ luật Hình sự cũng cần những điều luật riêng biệt để quy định về những tội danh mà một pháp nhân thương mại có thể phạm phải. Một số tội phạm điển hình trong đó bao gồm:

- Nhóm tội về buôn bán, vận chuyển hàng hoá: VD: Điều 188 (Tội buôn lậu); Điều 190 (Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm); Điều 191 (Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm)…;

- Nhóm tội liên quan đến sở hữu trí tuệ: VD Điều 225 (Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan); Điều 226 (Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp)…;

- Nhóm tội liên quan đến môi trường: Điều 227 (Tội vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên); Điều 232 (Tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản)…

2.2.3. Các hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội

Theo Điều 33 Bộ luật Hình sự 2015, pháp nhân thương mại phạm tội có thể bị xử lý theo các hình phạt sau:

- Hình phạt chính bao gồm: Phạt tiền; Đình chỉ hoạt động có thời hạn; Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

- Hình phạt bổ sung bao gồm: Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định; Cấm huy động vốn; Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính.

Đối với mỗi tội phạm, pháp nhân thương mại phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung. Không có hình phạt tù đối với pháp nhân thương mại.

3. Bảng báo giá chi phí:

III. Bảo mật

Mọi thông tin, trao đổi liên lạc, các tài liệu và các thỏa thuận giữa các Bên sẽ được cam kết giữ bảo mật tuyệt đối và chỉ được trao đổi với Bên thứ Ba khác khi có sự chấp thuận của cả Hai Bên bằng văn bản.

Trên đây là nội dung đề xuất dịch vụ của HTC Việt Nam về những nội dung yêu cầu của Quý khách hàng. Kính mong Quý khách xem xét và chấp thuận. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến nội dung đề xuất dịch vụ này, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để được phúc đáp.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!

(Người viết: Nguyễn Đình Quang Sang - 160; Ngày viết 13/07/2021)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com ; https://luatsuchoban.vn


---------------------------------------------------------------------------------------

Bài viết liên quan:

- Pháp luật quy định như thế nào về pháp nhân?

- Pháp nhân có quyền nhân thân không?



Gọi ngay

Zalo