Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

MUA BÁN NGƯỜI QUA BIÊN GIỚI PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ GÌ?

Trong thời gian qua, tội phạm mua bán người đang có chiều hướng phức tạp, đang là một hiện tượng nhức nhối ở nước ta hiện nay. Vấn nạn này không chỉ xâm hại đến quyền con người, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tinh thần, tính mạng của nạn nhân mà còn tác động xấu đến đạo đức, giống nòi, lối sống, thuần phong mỹ tục, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình an ninh, trật tự của đất nước. Vậy hành vi mua bán người qua biên giới phải chịu những hậu quả gì? Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ cùng đồng hành và giải quyết thắc mắc trên của bạn qua bài viết sau:

I. Căn cứ pháp lý

- Bộ luật hình sự 2015;

- Nghị định 09/2013/NĐ-CP ngày 11/01/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống mua bán người.

II. Nội dung tư vấn

1. Khái niệm mua bán người

Mua bán người là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác thực hiện một trong các hành vi sau đây:

– Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác;

– Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

– Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện hành vi một trong các hành vi nêu trên.

2. Yếu tố cấu thành

- Chủ thể của tội mua bán người: Người từ 16 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự đều là chủ thể của loại tội phạm này. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 150 BLHS 2015. Những người chưa thành niên phạm tội này thường ở vai trò đồng phạm.

- Khách thể của tội mua bán người: Xâm phạm đến quyền tự do thân thể, danh dự, nhân phẩm của con người được pháp luật bảo vệ.

- Mặt khách quan của tội mua bán người: Thể hiện ở hành vi dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác để trao đổi, mua bán người như một thứ hàng hóa. Việc mua bán người thể hiện bằng việc sử dụng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác thực hiện một trong các hành vi sau đây: Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác; Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác; Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện một trong các hành vi nêu trên.

- Hậu quả của hành vi mua bán người là con người bị đem ra mua bán, trao đổi như hàng hóa, danh dự nhân phẩm bị trà đạp, bị cưỡng bức lao động, bóc lột tình dục. Nếu người phạm tội đã thực hiện một số hành vi như tìm kiếm người, liên hệ nơi bán, mua, thỏa thuận giá cả, nơi giao nhận… nhưng vì nguyên nhân nào đó ngoài ý muốn mà họ không thực hiện được việc mua bán người thì đó là trường hợp phạm tội chưa đạt. Người thực hiện các hành vi nêu trên vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người.

3. Hậu quả của hành vi mua bán người

Tội mua bán người phải chịu những hậu quả sau:

- Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

+ Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác.

+ Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.

+ Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện hành vi quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm:

+ Có tổ chức.

+ Vì động cơ đê hèn.

+ Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.

+ Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

+ Đối với từ 02 người đến 05 người.

+ Phạm tội 02 lần trở lên.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

+ Có tính chất chuyên nghiệp.

+ Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân.

+ Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

+ Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.

+ Đối với 06 người trở lên.

+ Tái phạm nguy hiểm.

- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”.

Như vây, căn cứ theo Điều 150, Bộ luật Hình sự 2015, hành vi mua bán người phải sẽ chịu những hậu quả theo các quy định trên.

Trên đây là những ý kiến của chúng tôi tư vấn về vấn đề mua bán người qua biên giới phải chịu trách nhiệm hình sự gì? Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

( Lê Thảo Ly )

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn


Xem thêm các bài viết liên quan:

Tư vấn về tội mua bán người theo quy định của pháp luật hiện hành

Tư vấn về tội mua bán trẻ em theo quy định pháp luật hiện hành



Gọi ngay

Zalo