Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

PHÁP LUẬT CÓ THỂ ĐƯỢC ÁP DỤNG ĐỐI VỚI HỢP ĐỒNG CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

Trong thời buổi kinh tế hội nhập hiện nay, ngày càng có nhiều hợp đồng có yếu tố nước ngoài được kí kết. Việc cho phép các bên tự do lựa chọn pháp luật áp dụng là một quy định được pháp luật các nước trên thế giới thừa nhận và áp dụng rộng rãi. Hãy cùng công ty luật TNHH HTC Việt Nam tìm hiểu về pháp luật có thể được áp dụng đối với hợp đồng có yếu tố nước ngoài.

I. Cơ sở pháp lý:

- Bộ luật Dân sự năm 2015.

II. Nội dung tư vấn:

Căn cứ Điều 664 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về xác định pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam.

Trong trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia cho phép lựa chọn pháp luật thì các pháp luật áp dụng có thể do các bên lựa chọn.

Căn cứ vào Điều 683 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

- Các bên trong quan hệ hợp đồng được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng trừ một số trường hợp pháp luật quy định. Tuy nhiên bộ luật Dân sự năm 2015 không có quy định nào về điều kiện có hiệu lực của thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng cho hợp đồng.

- Trường hợp các bên không có thỏa thuận về pháp luật áp dụng thì áp dụng pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng đó. Pháp luật của nước được coi là có mối liên hệ gắn bó với hợp đồng được xác định theo nội dung của hợp đồng hoặc các chủ thể trong quan hệ hợp đồng.

+ Đối với hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng dịch vụ thì áp dụng luật nơi người bán, người cung ứng dịch vụ cư trú đối với cá nhân và nơi thành lập đối với pháp nhân

+ Đối với hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu trí tuệ thì áp dụng pháp luật của nước nơi người nhận quyền cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành lập nếu là pháp nhân

+ Đối với hợp đồng lao động thì áp dụng pháp luật nơi người lao động làm việc. Nếu người lao động thường xuyên thực hiện công việc tại nhiều nước khác nhau hoặc không xác định được nơi người lao động thường xuyên thực hiện công việc thì pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng lao động là pháp luật của nước nơi người sử dụng lao động cư trú đối với cá nhân hoặc thành lập đối với pháp nhân;

Tuy nhiên trong trường hợp chứng minh được pháp luật nước khác có mối liên hệ gắn bó hơn với hợp đồng thì vẫn có thể áp dụng được pháp luật nước đó

- Một số hợp đồng có yếu tố nước ngoài mà không được lựa chọn pháp luật:

+ Trường hợp hợp đồng có đối tượng là bất động sản thì pháp luật áp dụng đối với việc chuyển giao quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là bất động sản, thuê bất động sản hoặc việc sử dụng bất động sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là pháp luật của nước nơi có bất động sản.

+ Trường hợp pháp luật do các bên lựa chọn trong hợp đồng lao động, hợp đồng tiêu dùng có ảnh hưởng đến quyền lợi tối thiểu của người lao động, người tiêu dùng theo quy định của pháp luật Việt Nam thì pháp luật Việt Nam được áp dụng.

Bộ luật dân sự năm 2015 vẫn cho phép các bên tự thỏa thuận thay đổi áp dụng pháp luật áp dụng đối với hợp đồng. Tuy nhiên việc thay đổi đó không được ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba được hưởng trước khi thay đổi pháp luật áp dụng, trừ trường hợp người thứ ba đồng ý.

Việc lựa chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng còn dẫn đến việc hình thức của hợp đồng phải phù hợp với pháp luật mà các bên đã lựa chọn áp dụng cho hợp đồng đó. Tuy nhiên, trường hợp hình thức của hợp đồng không phù hợp với hình thức hợp đồng theo pháp luật áp dụng đối với hợp đồng đó, nhưng phù hợp với hình thức hợp đồng theo pháp luật của nước nơi giao kết hợp đồng hoặc pháp luật Việt Nam thì hình thức hợp đồng đó vẫn được công nhận tại Việt Nam.

Trên đây là những ý kiến của chúng tôi tư vấn về pháp luật có thể được áp dụng đối với hợp đồng có yếu tố nước ngoài. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất

(Nguyễn Hoàng Yến Chi)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn


Xem thêm các bài viết liên quan:

- Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

- Tư vấn giao kết hợp đồng với người nước ngoài tại Việt Nam

- Tư vấn soạn thảo hợp đồng nhượng quyền thương mại




Gọi ngay

Zalo