Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

​4 điều cần lưu ý khi xảy ra tranh chấp hợp đồng thương mại

4 điều cần lưu ý khi xảy ra tranh chấp hợp đồng thương mại

Hoạt động mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ ngày càng trở nên sôi nổi và nhộn nhịp nhờ sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Theo đó, các hợp đồng thương mại vẫn thường xuyên được kí kết và dần trở nên đa dạng, phức tạp hơn. Song, những tranh chấp về hợp đồng thương mại cũng vì thế mà có xu hướng gia tăng. Vậy các bên cần làm gì khi có tranh chấp về hợp đồng xảy ra để bảo về được quyền và lợi ích hợp pháp của mình? Hãy cùng Công ty Luật HTC Việt Nam tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây:

Khái niệm, đặc điểm của tranh chấp hợp đồng thương mại

Tranh chấp Hợp đồng thương mại được hiểu là những tranh chấp phát sinh do việc một hoặc nhiều bên trong quan hệ hợp đồng thương mại không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các thỏa thuận và cam kết được ghi nhận trong hợp đồng.

Tranh chấp hợp đồng thường có các đặc điểm cơ bản sau:

- Phát sinh trực tiếp từ quan hệ hợp đồng nên luôn thuộc quyền tự định đoạt của các bên tranh chấp (các bên trong hợp đồng).

- Mang yếu tố tài sản (vật chất hay tinh thần) và gắn liền lợi ích các bên trong tranh chấp.

- Nguyên tắc giải quyết tranh chấp Hợp đồng là bình đẳng, thỏa thuận.

Lưu ý khi xảy ra tranh chấp hợp đồng thương mại

Vấn đề đặt ra trong quá trình thực hiện hợp đồng thương mại là làm sao để có thể nhận diện và tiên liệu được các rủi ro nhằm ngăn ngừa các khả năng, nguy cơ xảy ra tranh chấp thương mại. Để làm được điều đó, các bên cần lưu ý những vấn đề sau đây về tranh chấp hợp đồng thương mại:

Thứ nhất, các bên chủ thể có quyền để tự định đoạt việc giải quyết tranh chấp (trừ những quan hệ hợp đồng ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước). Điều nàu thể hiện ở việc các bên có thể lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp theo ý chí của mình, có thể kể đến như: thương lượng, hòa giải, tổ chức tài phán, Tòa án,...

Tùy thuộc vào mức độ và tính chất phức tạp của tranh chấp thương mại mà các bên có thể chủ động cân nhắc những phương án nói trên để phù hợp với hoàn cảnh thực tế mà vốn dĩ không ai có quyền thay thế định đoạt.

Thứ hai, tranh chấp hợp đồng thương mại luôn gắn liền với lợi ích của các bên. Tranh chấp thương mại bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm cả nguyên nhân chủ quan như chiến lược và mục tiêu kinh doanh, sự mất cân bằng về tài chính của doanh nghiệp, … hoặc các nguyên nhân khách quan như sự biến động của thị trường, sự kiện bất khả kháng, tác động của sự thay đổi chính sách pháp luật, … dẫn đến kết quả là quá trình thực hiện hợp đồng thương mại không thể đạt được mục đích cuối cùng như mong muốn của các bên tham gia. Điều này làm nảy sinh các xung đột về lợi ích và tiềm ẩn khả năng trở thành tranh chấp thương mại nếu không được kịp thời giải quyết. Do đó, khi tranh chấp thương mại đa xảy ra cần lưu ý đến vấn đề này.

Thứ ba, cơ quan và địa điểm giải quyết tranh chấp là một trong những vấn đề mà các bên thận trọng cân nhắc. Trong quan hệ hợp đồng thương mại quốc tế, các bên tham gia sẽ đến từ nhiều quốc gia khác nhau nếu trong hợp hợp đồng không quy định cụ thể, việc xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp luôn là vấn đề gây ra tranh cãi bởi lẽ pháp luật các quốc gia có sự khác nhau.

Ngoài ra, việc địa điểm giải quyết tranh chấp thuộc lãnh thổ của một quốc gia khác còn gây tốn thời gian và hao tổn chi phí cho việc di chuyển, tham gia tố tụng, những khoản tiền này thậm chí có thể nhiều hơn giá trị lợi ích mà các bên có thể đạt được khi tranh chấp được giải quyết.

Hiện nay pháp luật quốc tế cũng đã phát triển hơn với hệ thống các điều ước quốc tế song phương và đa phương giải quyết phần nào các quan hệ thương mại mang tính chất đa quốc gia. Song, pháp luật quốc tế nhìn chung cũng chỉ điều chỉnh những vấn đề chung nhất, không thể điều chỉnh cặn kẽ mọi khía cạnh pháp lý của từng hợp đồng thương mại cụ thể.

Thứ tư, về thời hiệu khởi kiện tranh chấp kinh doanh thương mại, theo quy định tại Điều 319 của Luật Thương mại 2005, thời hiệu khởi kiện đối với các tranh chấp về hợp đồng thương mại là 2 năm kể từ ngày mà quyền và lợi ích hợp pháp của một bên của hợp đồng bị xâm phạm.

Do đó, khi phát sinh tranh chấp, các bên cần lưu tâm đến vấn đề thời hiệu để kịp thời tiến hành khởi kiện vụ án ra các cơ quan có thẩm quyền, tránh trường hợp để kéo dài thời gian dẫn đến mất quyền khởi kiện.

Như vậy, khi xảy ra tranh chấp hợp đồng thương mại, các bên nên xem xét và lưu ý tới các vấn đề trên để bảo vệ tốt quyền lợi của mình.

Cam kết chất lượng dịch vụ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể như sau:

Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.

- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.

- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!

(Người viết: Nguyễn Thị Thúy Hồng/201; Ngày viết: 25/04/2022)


Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website:https://htc-law.com ;https://luatsuchoban.vn

------------------------------------------------------------------

Bài viết liên quan:

- Có nên thuê Luật sư tư vấn về các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng?

- 4 biện pháp cần biết để xử lí hành vi vi phạm hợp đồng

- Tư vấn các biện pháp phạt vi phạm hợp đồng

- Tư vấn Hợp đồng thương mại vô hiệu

- Luật sư tư vấn tranh chấp hợp đồng kinh tế



Gọi ngay

Zalo