03 ĐIỀU CẦN BIẾT KHI THÀNH LẬP CÔNG TY CỔ PHẦN NĂM 2021
03 ĐIỀU CẦN BIẾT KHI THÀNH LẬP CÔNG TY CỔ PHẦN NĂM 2021
Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay do có nhiều ưu điểm, đặc biệt là về khả năng huy động vốn. Tuy nhiên, để thành lập công ty cổ phần, những người khởi nghiệp cũng cần lưu ý về điều kiện cũng như trình tự thủ tục để thành lập. Bài viết dưới đây là 03 điều không thể bỏ qua khi thành lập công ty cổ phần theo quy định mới nhất tại Việt Nam.
Tại sao nên chọn thành lập công ty cổ phần?
Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp được lựa chọn chủ yếu bởi có các ưu điểm vượt trội hơn các loại hình doanh nghiệp khác.
Thứ nhất, công ty cổ phần có khả năng huy động vốn và chuyển nhượng phần vốn góp dễ dàng thông qua việc phát hành cổ phiếu.
Thứ hai, các cổ đông chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ của mình trong phạm vi phần vốn góp nên sẽ hạn chế tối đa rủi ro cho cổ đông.
Thứ ba, khả năng hoạt động của công ty cổ phần rất rộng, trong hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề.
Điều kiện thành lập công ty cổ phần
Để thành lập công ty cổ phần, trước hết cần nắm vững các quy định của pháp luật liên quan về số lượng cổ đông góp vốn trong công ty cổ phần, điều kiện về tên và trụ sở của công ty, điều kiện về ngành nghề kinh doanh, điều kiện về vốn điều lệ, điều kiện về người đại diện cũng như thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần. Các quy định này được quy định cụ thể trong Luật Doanh nghiệp 2020 đòi hỏi những người có mong muốn thành lập công ty cổ phần nắm vững để tránh rủi ro phát sinh trong tương lai.
Thủ tục thành lập công ty cổ phần
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
- Bản sao các giấy tờ pháp lý của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
- Bản sao giấy tờ pháp lý của thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Lệ phí:
+ 50.000 đồng/lần đối với hồ sơ nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử tại thời điểm nộp hồ sơ
+ Miễn lệ phí đối với hồ sơ đăng ký qua mạng điện tử
Bước 3: Nhận kết quả
Trường hợp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc.
Nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ thông báo cho người thành lập doanh nghiệp biết bằng văn bản trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc.
Dịch vụ tư vấn thành lập công ty cổ phần tại Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam:
- Tư vấn điều kiện thành lập công ty cổ phần.
- Tư vấn soạn thảo điều lệ công ty.
- Tư vấn hồ sơ thành lập công ty.
- Thực hiện các thủ tục đăng ký kinh doanh trọn gói.
Cam kết chất lượng dịch vụ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể như sau:
- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.
- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.
- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.
Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.
Trân trọng!
(Người viết: Dương Thị Hoa Thương/165, ngày viết: 05/10/2021)
Để được tư vấn xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Bài viết liên quan:
- Các bước thành lập công ty cổ phần
- Thay đổi thông tin cổ đông sáng lập, thành viên góp vốn
- Chuyển nhượng cổ phần, vốn góp