TƯ VẤN TỪ CHỐI DI SẢN LÀ ĐẤT ĐAI
Hà Nội, ngày tháng năm 2021
THƯ TƯ VẤN DỊCH VỤ PHÁP LÝ
Số: ........../TTV-HTC Việt Nam
V/v: Tư vấn về từ chối di sản là đất đai
Kính gửi:
Công ty
Địa chỉ:
Số điện thoại liên lạc: .
Kính thưa Quý khách hàng!
Lời đầu tiên, Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam xin gửi đến Quý khách hàng lời chào trân trọng nhất. Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp lý của chúng tôi.
I. YÊU CẦU CỦA QUÝ KHÁCH HÀNG.
Khách hàng mong muốn được tư vấn về các vấn đề liên quan đến tư vấn về từ chối di sản là đất đai.
Qua thông tin trao đổi với Quý khách hàng, chúng tôi hiểu rằng: Quý khách hàng mong muốn Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam (Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội) cung cấp dịch tư vấn về từ chối di sản là đất đai.
II. NỘI DUNG TƯ VẤN PHÁP LÝ CỦA HTC VIỆT NAM:
1. Cơ sở pháp lý:
Để cung cấp nội dung tư vấn cho Quý công ty, Công ty Luật chúng tôi đã căn cứ các quy định sau:
- Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13;
- Luật Đất đai số 45/2013/QH13;
- Nghị định số 43/2014/ND-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều khoản của Luật đất đai;
- Thông tư 33/2017/TT-BTNMT ngày 29/9/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai và sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư hướng dẫn thi hành luật đất đai.
2. HTC Việt Nam xin tư vấn cho quý khách hàng một số vấn đề liên quan đến tư vấn về từ chối di sản là đất đai.
2.1 Điều kiện để từ chối nhận di sản thừa kế
Từ chối nhận di sản thừa kế là hành vi thể hiện ý chí của cá nhân khi nhận tài sản hợp pháp từ người khác để lại. Như vậy , việc từ chối nhận di sản là quyền của người thừa kế. Tuy nhiên, theo quy định BLDS năm 2015: “Người thừa kế có quyền từ chối di sản thừa kế, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác”. Mọi hành động lấy việc từ chôi nhận di sản để trốn tránh nghĩa vụ tài sản của người chết để lại hay nghĩa vụ tài sản của mình đều bị pháp luật nghiêm cấm.
2.2 Hậu quả pháp lý của việc từ chối nhận di sản thừa kế
Người thừa kế có quyền từ chối một phần hoặc toàn bộ di sản thừa kế mà mình được hưởng. Nếu người thừa kế này đã từ bỏ quyền thừa kế của mình hợp pháp theo quy định của pháp luật, thì phần tài sản bị từ chói đó sẽ đem chia theo pháp luật cho những người đồng thừa kế.
2.3 Thời hạn từ chối di sản thừa kế
Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản. Theo quy định BLDS 2015, thời hạn từ chối di sản là sáu (06) tháng, kể từ ngày mở thừa kế, sau 06 tháng kể từu thời điểm mở thừa kế nếu không từ chối nhận di sản thì được coi là đồng ý nhận thừa kế.
2.4 Thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế là đất
Việc từ chối nhận di sản thừa phải được thành lập văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.
Căn cứ theo Luật Công chứng 2014, quy định về việc Công chứng Văn bản từ chối nhận di sản: “Người thừa kế có thể yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản. Khi yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản, người yêu cầu công chứng phải xuất trình bản sao di chúc trong trường hợp thừa kế theo di chúc hoặc giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng theo pháp luật về thừa kế; giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết.”
Theo quy định trên, từ chối nhận di sản thừa kế không bắt buộc phải công chứng, chứng thực. Xác nhận của UBND xã phường hay Văn phòng công chứng chỉ là khuyến nghị người thực hiện để đảm bảo sự thuận lợi trong việc khai nhận di sản thừa kế của những người còn lại sau này.
- Hồ sơ Công chứng để từ chối di sản thừa kế bao gồm:
+ Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế;
+ Bản sao di chúc;
+ Giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người chết để lại di sản đã chết;
+ Giấy tờ nhân thân của người có yêu cầu công chứng và một số giấy tờ khác:
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Trình tự thực hiện Công chứng:
- Người yêu cầu Công chứng Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế phải tự mình nộp hồ sơ yêu cầu công chứng, không ủy quyền cho người khác;
- Công chứng viên nếu có nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự, có dấu hiệu đe dọa, cưỡng éo thì công chứng viên đề nghị làm rõ, xác minh, không làm rõ được thì có quyền từ chối;
Như vậy, chỉ cần lập thành văn bản về việc từ chối nhận di sản trên và thông báo cho những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản, cơ quan Công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có địa điểm mở thừa kế về việc từ chối nhận di sản là hoàn thành xong công việc.
2.5 Báo giá chi phí dịch vụ
III. Bảo mật
Mọi thông tin, trao đổi liên lạc, các tài liệu và các thỏa thuận giữa các Bên sẽ được cam kết giữ bảo mật tuyệt đối và chỉ được trao đổi với Bên thứ Ba khác khi có sự chấp thuận của cả Hai Bên bằng văn bản.
Trên đây là nội dung đề xuất dịch vụ của HTC Việt Nam về những nội dung yêu cầu của Quý khách hàng. Kính mong Quý khách xem xét và chấp thuận. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến nội dung đề xuất dịch vụ này, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để được phúc đáp.
Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.
Trân trọng!
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
Bài viết liên quan