Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

TƯ VẤN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THỪA QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT KHI KHÔNG CÓ DI CHÚC

TƯ VẤN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THỪA QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT KHI KHÔNG CÓ DI CHÚC

Tranh chấp tài sản thừa kế đất đai khi không có di chúc là một tranh chấp khá phổ biến ở xã hội hiện nay. Tranh chấp thường xảy ra trong trường hợp người để lại tài sản mất đột ngột, không lường trước sự việc để làm di chúc. Việc giải quyết tranh chấp giữa những người thừa kế đất khi không có di chúc chủ yếu theo quy định của pháp luật. Vậy pháp luật quy định như thế nào? Công ty luật TNHH HTC Việt Nam sẽ đồng hành cùng bạn, hướng dẫn, tư vấn cho bạn để giải quyết những khó khăn này trong bài viết dưới đây:

I. Cơ sở pháp lý:

- Luật đất đai năm 2013 sửa đổi bổ sung năm 2019

- Bộ luật dân sự năm 2015


II. Nội dung tư vấn

1. Giải quyết tranh chấp người thừa kế bí mật làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không có sự đồng ý của người để lại đất đai không có di chúc

Căn cứ theo quy định tại Điều 106 Luật đất đai năm 2013 có quy định cụ thể các trường hợp Nhà nước thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp:

- Nhà nước thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp trong các trường hợp sau đây:

+ Nhà nước thu hồi toàn bộ diện tích đất trên Giấy chứng nhận đã cấp;

+ Cấp đổi Giấy chứng nhận đã cấp;

+ Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất mà phải cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

+ Giấy chứng nhận đã cấp không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng sử dụng đất, không đúng diện tích đất, không đủ điều kiện được cấp, không đúng mục đích sử dụng đất hoặc thời hạn sử dụng đất hoặc nguồn gốc sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai, trừ trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận đó đã thực hiện chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật đất đai.

- Việc thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều này do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất quy định tại Điều 105 của Luật này quyết định sau khi đã có kết luận của cơ quan thanh tra cùng cấp, văn bản có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai.

Như vậy trường hợp người mất để lại đất đai nhưng không để lại di chúc thì việc người thừa kế bí mật làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không có sự đồng ý của người đã mất, thì trường hợp này cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành thu hồi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai.

2. Giải quyết tranh chấp đất đai giữa những người thừa kế khi không có di chúc

Theo quy định của pháp luật dân sự, khi người mất không để lại di chúc thì việc chia tài sản thừa kế sẽ tuân theo quy định của pháp luật. Cụ thể căn cứ theo quy định tại Điều 650 Bộ luật dân sự 2015 quy định về Những trường hợp thừa kế theo pháp luật như sau:

* Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

- Không có di chúc;

- Di chúc không hợp pháp;

- Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

- Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Trường hợp chia thừa kế theo quy định pháp luật được quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:

- Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

+ Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

+ Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

+ Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

- Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

- Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản

Trên đây là những ý kiến của chúng tôi về tư vấn về việc giải quyết tranh chấp quyền thừa kế đất đai khi không có di chúc theo quy định của pháp luật hiện hành. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Huyền)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn


Tham khảo bài viết liên quan:

Chuyển nhượng di sản thừa kế khi không có di chúc

Không có di chúc ai là có quyền đứng ra chia thừa kế



Gọi ngay

Zalo