TƯ VẤN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT DO CÓ SỰ LẤN CHIẾM
TƯ VẤN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT DO CÓ SỰ LẤN CHIẾM
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên cơ bản và quan trọng đối với con người. Khi bị lấn chiếm đất mà người lấn chiếm đất nhất quyết không trả lại thì trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp pháp luật quy định như thế nào? Nắm bắt được nhu cầu đó, Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam chúng tôi sẽ tư vấn giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất do có sự lấn chiếm thông qua bài viết dưới đây:
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ
- Luật Đất đai năm 2013;
- Luật tố tụng dân sự 2015;
- Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai;
- Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai;
- Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
II. NỘI DUNG TƯ VẤN
1. Pháp luật quy định như thế nào về hành vi lấn chiếm đất đai
Hành vi lấn chiếm đất đai là một trong những hành vi bị nghiêm cấm theo Khoản 1 điều 12 Luật Đất đai 2013. Khi lấn chiếm đất đai thì người lấn chiếm đất đai sẽ bị xử lý vi phạm về mặt hành chính và dân sự.
Về mặt hành chính: Người lấn chiếm đất sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp sau:
- Phạt tiền đối với các hành vi lấn ,chiếm đất:
+ Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng tại khu vực nông thôn phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng. đối với diện tích đất lấn, chiếm từ dưới 0,05 héc ta trở lên;
+ Trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn phạt tiền từ 3.000.000 đến 120.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm;
+ Trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệplà đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn phạt tiền từ 3.000.000 đến 150.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm;
+ Trường hợp lấn, chiếm đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn phạt tiền 10.000.000 đến 500.000.000 đối với diện tích đất lấn chiếm;
+ Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng, đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp tại khu vực đô thị thì mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với loại đất tương ứng và mức phạt tối đa không quá 500.000.000 đối với cá nhân, không quá 1.000.000.000 đối với tổ chức.
- Hành vi lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực liên quan và trong các lĩnh vực chuyên ngành khác.
- Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm hoặc buộc trả lại đất đã lấn, chiếm.
Về mặt dân sự: Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản( đất bị lấn chiếm) có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản và yêu cầu bồi thưởng thiệt hại.
2. Giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất do có sự lấn chiếm
2.1 Hòa giải tranh chấp đất đai
Để giải quyết được vấn đề tranh chấp mà các bên vẫn giữ mối quan hệ tốt với nhau thì nên tự thỏa thuận với nhau. Luật đất đai 2013 có quy định về việc hòa giải tranh chấp đất đai, theo đó nhà nước khuyến khích các bên tự hòa giải hoặc thực hiện giải quyết tranh chấp đất thông qua hòa giải ở cơ sở.
Hòa giải tại UBND Xã: Tranh chấp đất mà các bên không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
Chủ thể có thẩm quyền tổ chức hòa giải tranh chấp đất đai là Ủy ban nhân dân dân cấp xã nơi có đất đang bị tranh chấp. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp, tổ chức phối hợp với Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức xã hội khác.
Thời gian giải quyết tranh chấp là không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
Thủ tục hòa giải tại UBND Xã nơi có đất là thủ tục bắt buộc đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất.
- Kết quả hòa giải:
Nếu hòa giải thành: Việc hòa giải sẽ được ghi vào trong biên bản hòa giải. Hai bên kết thúc việc tranh chấp đất. Nếu kết quả có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì UBND xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng tài nguyên và môi trường.
Nếu hòa giải không thành: Các bên lựa chọn phương phức giải quyết tranh chấp trong từng trường sau:
+ Tranh chấp đất đai mà đương sự có giấy chứng nhận hoặc có các loại giấy tờ quy định của Luật đất đai thì do Tòa án nhân dân giải quyết
+ Tranh chấp đất đai mà đương sự không có giấy chứng nhận hoặc có một trong các giấy tờ quy định của Luật đất đai thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức:
(1) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tại UBND cấp có thẩm quyền
(2) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền
2.2 Thủ tục giải quyết tranh chấp tại UBND
Trường hợp tranh chấp đất đai mà đương sự không có giấy chứng nhận hoặc có một trong các giấy tờ quy định của luật đất đai thì đương sự có thể lựa chọn giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp được thực hiện như sau:
+ Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết;
+ Trường hợp tranh chấp mà một bên là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết.
2.3 Thủ tục giải quyết tranh chấp tại Tòa án
Trường hợp giải quyết tại Tòa án nhân dân thì việc giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án được quy định chi tiết trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
Bước 1: Nộp đơn tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất đang bị tranh chấp
Hồ sơ bao gồm:
- Đơn khởi kiện: trong đơn khởi kiện phải có các nội dung:
+ Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
+ Tên, cư trú, nơi làm việc của người khởi kiện là cá nhân;
+ Tên, cư trú, nơi làm việc của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là cá nhân;
+ Tên, cư trú, nơi làm việc của người bị kiện là cá nhân;
+ Nội dung khởi kiện;
+ Kèm theo đơn khởi kiện có, giấy tờ chứng thực cá nhân: Bản sao công chứng Chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu hoặc thẻ căn cước công dân và sổ hộ khẩu gia đình;
- Các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp:
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cấp đối với thửa đất bị lấn chiếm
+ Biên bản hòa giải không thành của UBND xã
+Văn bản đo đạc, xác minh về việc thửa đất bị lấn chiếm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
+ Trích lục hồ sơ địa chính đối với thửa đất có tranh chấp.
Bước 2: Sau khi nộp đơn khởi kiện, Tòa án sẽ phân công Thẩm phán xem xét, nghiên cứu vụ án. Nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết thì Thẩm phán được phân công thông báo cho người khởi kiện để nộp tiền tạm ứng án phí và thụ lý vụ án. Các bên tham gia tranh chấp sẽ thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của mình được theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Bước 3: Tòa án sẽ thu thập đầy đủ các tài liệu như sổ sách địa chính, sổ mục kể, bản đồ, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; các tài liệu thể hiện về hiện trạng của thửa đất..để có can cứ xác định quyền sử dụng đất hợp pháp của mỗi bên theo các giấy tờ chứng cứ.
Sau đó, Tòa án yêu cầu các cơ quan chuyên môn đo đạc, xác đinh diện tích thực tế của mỗi bên đang sử dụng. Chỉ khi nào xác định được các sổ liệu chính xác làm cơ sở xác định ranh giới đất thì mới có khả năng giải quyết đúng việc tranh chấp.
Trên đây là những ý kiến của chúng tôi. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.
(Hà)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
Xem thêm bài viết có liên quan:
-Tranh chấp đất đai giữa chủ đất cũ và người đang quản lý, sử dụng đất;