TƯ VẤN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐÒI LẠI ĐẤT ĐÃ CHO MƯỢN, Ở NHỜ
Giải quyết tranh chấp đất đai, đòi đất cho mượn, cho ở nhờ là việc vô cùng khó khăn và phức tạp vì nó vừa mang tính chất của các giao dịch dân sự, vừa bị chi phối bởi chính sách pháp luật về đất đai trong từng thời kỳ, từng giai đoạn lịch sử. Ở mỗi giai đoạn tương ứng với mỗi thời kỳ lịch sử, chính sách, pháp luật về đất đai lại có sự thay đổi. Dưới đây là bài viết của Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam tư vấn giải quyết tranh chấp đòi lại đất đã cho mượn, ở nhờ.
I. Cơ sở pháp lý
- Bộ luật dân sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)
- Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)
- Luật đất đai 2013
II. Nội dung tư vấn
Đối với trường hợp tranh chấp đòi lại đất đã cho mượn, ở nhờ. Người sử dụng muốn đòi được thửa đất, người sử dụng đất phải chứng minh nguồn gốc sử dụng đất đó là hợp pháp.
Chứng minh nguồn gốc đất thế nào?
Người sử dụng đất còn giữ giấy tờ kê khai đăng ký đất? Giấy tờ biên lai đóng thuế sử dụng đất hay không? Từ năm 1992 đến nay thì người sử dụng đất có đóng thuế sử dụng đất hay không? Trong hồ sơ địa chính của chính quyền địa phương có tên của người sử dụng đất không? ....
Vậy người sử dụng đất chỉ có thể đòi lại được phần đất đó nếu họ có một trong các loại giấy tờ theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013. Ngược lại, nếu người sử dụng đất không có một trong các loại giấy tờ theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 mà người mượn, ở nhờ của người sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ đó thì người sử dụng đất sẽ không thể đòi lại được thửa đất đó.
Bên cạnh việc chứng minh nguồn gốc đất đang tranh chấp, việc người sử dụng đất cho người khác mượn đất ở mà có lập thành văn bản, thì đây cũng là một trong những cơ sở căn cứ giúp người sử dụng đất có thể đòi lại đất. Theo đó người sử dụng đất sẽ có thể đòi lại đất trên cơ sở căn cứ quy định tại Điều 164 Bộ luật Dân sự 2015 về các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu:
- Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền tự bảo vệ, ngăn chặn bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền của mình bằng những biện pháp không trái với quy định của pháp luật.
- Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại."
Tranh chấp đòi lại đất đã cho mượn, ở nhờ
Theo quy định tại Khoản 9 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 cũng quy định tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai; tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng. Mặt khác, Điều 203 Luật đất đai 2013 cũng quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai:
Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
- Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
- Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai hoặc nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này hoặc Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;
Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
- Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
- Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
Như vậy, thỏa thuận cho ở nhà là một giao dịch dân sự đã được pháp luật quy định. Khi cho ở nhà người chủ nhà nên lập hợp đồng bằng văn bản, điều này giúp tránh phát sinh các tranh chấp về sau khi người ở nhà không muốn trả lại nhà. Đây cũng là chứng cứ quan trọng khi khởi kiện ra Tòa án yêu cầu giải quyết tranh chấp đòi lại nhà ở.
(Đinh Hằng)
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về giải quyết tranh chấp đòi lại đất đã cho mượn, ở nhà. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
Xem thêm các bài viết liên quan:
Giải quyết tranh chấp đất đai không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chia trong thừa kế
Đăng ký quyền sử dụng đất theo đúng quy định pháp luật đất đai mới nhất