Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

THỦ TỤC THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT ĐỐI VỚI NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH CƯ TẠI NƯỚC NGOÀI

THỦ TỤC THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT ĐỐI VỚI NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH CƯ TẠI NƯỚC NGOÀI

Hiện nay, việc di chuyển giữa các quốc gia dần trở nên dễ dàng, số lượng người Việt Nam học tập và làm việc tại nước ngoài không phải là một con số nhỏ. Mặc dù không còn định cư tại Việt Nam nhưng quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi cá nhân đó vẫn luôn được đảm bảo, trong đó bao gồm cả quyền thừa kế di sản của người thân trong nước. Vậy thì thì thủ tục để nhận di sản này được thực hiện như thế nào? Công ty luật TNHH HTC Việt Nam sẽ đồng hành cùng bạn, hướng dẫn, tư vấn cho bạn để đảm bảo quyền và lợi ích cho bạn trong bài viết dưới đây:

I, Căn cứ pháp lý:

+ Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008

+ Luật Nhà ở năm 2014

+ Luật Đất đai năm 2013 sửa đổi bổ sung năm 2019


II, Nội dung tư vấn

1, Người Việt Nam định cư tại nước ngoài là gì?

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.

Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.

2. Quyền nhận di sản thừa kế là đất đai của người Việt Nam định cư tại nước ngoài

Căn cứ theo quy định tại điểm đ Khoản 1 Điều 169 Luật đất đai 2013 về nhận quyền sử dụng đất:

“1. Người nhận quyền sử dụng đất được quy định như sau:

đ) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở được nhận chuyển quyền sử dụng đất ở thông qua hình thức mua, thuê mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc được nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở;”.

Theo quy định nêu trên, trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở thì sẽ được nhận chuyển quyền sử dụng đất ở thông qua hình thức nhận thừa kế.

3, Hồ sơ khai nhận di sản thừa kế đối với người Việt Nam định cư tại nước ngoài

Hồ sơ khai nhận di sản thừa kế là đất đai của người Việt Nam định cư ở nước ngoài bao gồm:

+ Phiếu yêu cầu công chứng;

+ Bản sao giấy tờ tùy thân(chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu của người khai nhận di sản);

+ Bản sao giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu đất đai (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất,…);

+ Bản tường trình của người yêu cầu công chứng về di sản thừa kế và những người được thừa kế di sản;

+ Giấy tờ chứng minh quan hệ của người để lại di sản và người thừa kế;

+ Bản sao di chúc (nếu có), giấy tờ chứng minh được hưởng di sản không phụ thuộc nội dung di chúc;

+ Giấy tờ chứng minh người để lại di sản đã chết (giấy chứng tử, giấy báo tử, bản án tuyên bố đã chết,…);

+ Giấy tờ chứng minh về tình trạng tài sản chung, riêng của người để lại di sản đối với tài sản;

+ Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (giấy đăng ký kết hôn, giấy xác nhận quan hệ hôn nhân,…);

+ Hợp đồng ủy quyền (nếu có);

+ Giấy tờ chứng minh nguồn gốc Việt Nam; Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam, thôi quốc tịch Việt Nam, đăng ký công dân, các giấy tờ chứng minh được phép nhập cảnh vào Việt Nam…

4. Những thủ tục quan trọng cần được thực hiện

Thủ tục khai nhận di sản thừa kế được quy định tại Luật Công chứng 2014 và Nghị định 29/2015/NĐ-CP Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng. Việc thỏa thuận phân chia di sản, việc khai nhận di sản phải được niêm yết công khai tại trụ sở Uỷ an nhân dân cấp xã, nơi thường trú trước đây của người để lại di sản; trong trường hợp không có nơi thường trú, thì niêm yết tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi tạm trú có thời hạn của người đó. Nếu không xác định được cả hai nơi này, thì niêm yết tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi có bất động sản của người để lại di sản. Sau 15 ngày niêm yết, không có khiếu nại, tố cáo gì thì cơ quan công chứng chứng nhận văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo Điều 57 Luật Công chứng 2014.

Để nhận di sản thừa kế là đất đai thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện thủ tục như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Người yêu cầu công chứng hoàn thiện hồ sơ và nộp tại trụ sở tổ chức hành nghề công chứng.

Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ

Trụ sở tổ chức hành nghề công chứng tiếp nhận hồ sơ và thực hiện các công việc theo quy định của pháp luật. Việc công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế phải được niêm yết trong thời hạn 15 ngày.

Công chứng viên ra thông báo để niêm yết tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản. Trong trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó. Trong trường hợp di sản thừa kế là bất động sản ở nhiều địa phương thì việc niêm yết được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản đó.

Nội dung niêm yết phải nêu rõ họ, tên của người để lại di sản; họ, tên của những người khai nhận di sản thừa kế; quan hệ của những người khai nhận di sản thừa kế với người để lại di sản thừa kế; danh mục di sản thừa kế. Cuối bản niêm yết phải ghi rõ nếu có khiếu nại, tố cáo về việc bỏ sót, giấu giếm người được hưởng di sản thừa kế; bỏ sót di sản thừa kế; di sản thừa kế không thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của người để lại di sản thì khiếu nại, tố cáo đó được gửi cho tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc niêm yết. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi niêm yết có trách nhiệm xác nhận việc niêm yết và bảo quản việc niêm yết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày niêm yết.

Bước 3: Ký chứng nhận

Người yêu cầu công chứng xuất trình các giấy tờ theo quy định trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của văn bản.

Bước 4: Trả kết quả

Nộp phí công chứng và nhận hồ sơ yêu cầu công chứng.

(Ngọc)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn


Xem thêm các bài viết liên quan:

-Người Việt Nam định cư tại nước ngoài có được nhận thừa kế là nhà đất ở Việt Nam hay không?

- Tư vấn vấn đề ở sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư tại nước ngoài tại Việt Nam



Gọi ngay

Zalo