Phân chia di sản thừa kế đất đai khi có nhiều người đồng thừa kế
Phân chia di sản thừa kế đất đai khi có nhiều người đồng thừa kế
Trong cuộc sống, việc phân chia di sản thừa kế, đặc biệt là đất đai, luôn là một vấn đề phức tạp và nhạy cảm, thường gây ra không ít mâu thuẫn và tranh chấp giữa các thành viên trong gia đình. Khi một người qua đời và để lại tài sản đất đai cho nhiều người đồng thừa kế, việc xử lý và chia phần tài sản này đòi hỏi sự cẩn trọng và sự tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật. Bên cạnh các yếu tố pháp lý, sự thống nhất và đồng thuận giữa những người thừa kế đóng vai trò quan trọng để đảm bảo quá trình phân chia diễn ra công bằng và hợp lý. Bài viết này, Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ cung cấp những thông tin cơ bản và các bước cần thiết để thực hiện phân chia di sản thừa kế đất đai, giúp bạn nắm rõ các quyền lợi, nghĩa vụ, cũng như các giải pháp khi xảy ra bất đồng giữa các bên.
1. Xác định di sản thừa kế là quyền sử dụng đất
Điều 27 Luật Đất đai 2024 quy định về quyền thừa kế quyền sử dụng đất như sau
“1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này và luật khác có liên quan”.
Điều kiện thực hiện quyền thừa kế quyền sử dụng đất được quy định tại Điều 45 Luật Đất đai 2024 như sau:
- Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;
- Đất không có tranh chấp hoặc tranh chấp đã được giải quyết bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bản án, quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phán quyết của Trọng tài đã có hiệu lực pháp luật;
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên, áp dụng biện pháp khác để bảo đảm thi hành án theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự;
- Trong thời hạn sử dụng đất;
- Quyền sử dụng đất không bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật;
- Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực.
2. Phân chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất theo di chúc
Theo Điều 627 Bộ luật Dân sự năm 2015, di chúc có thể lập thành văn bản hoặc có thể là di chúc miệng. Để có giá trị pháp lý, di chúc phải đáp ứng đủ các điều kiện theo Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:
“1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;
b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật;
2. Người lập di chúc phải từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người lập di chúc thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người lập di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng”.
Khi đáp ứng đủ các điều kiện trên, việc phân chia di sản sẽ được thực hiện theo nội dung của di chúc. Như vậy, nếu có trong di chúc của người để lại di sản có nội dung phân chia quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở cho những người thừa kế thì pháp luật sẽ phân chia theo di nguyện của người để lại di sản. Tuy nhiên, Điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định trường hợp người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, cụ thể là những người là con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; con thành niên mà không có khả năng lao động thì vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó.
3. Phân chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất theo pháp luật.
Theo quy định tại Điều 650 Bộ luật Dân sự năm 2015, thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp:
+ Không có di chúc;
+ Di chúc không hợp pháp;
+ Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
+ Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Bên cạnh đó, thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau:
+ Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
+ Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
+ Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng với thời điểm người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Trong những trường hợp nêu trên, di sản thừa kế là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở sẽ được chia theo quy định về thừa kế theo pháp luật của Bộ luật Dân sự năm 2015. Cụ thể, Điều 651 quy định về hàng thừa kế như sau:
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Di sản là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở sẽ được chia cho những người ở hàng thừa kế thứ nhất trước. Những người thừa kế trong cùng hàng thừa kế được hưởng phần di sản bằng nhau. Khi những người ở hàng thừa kế trước do đã chết hay không còn quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản thì những người ở hàng thừa kế sau sẽ được hưởng thừa kế.
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về phân chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng với khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ một cách tốt nhất.
Cam kết chất lượng dịch vụ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể như sau:
- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.
- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.
- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.
Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.
Trân trọng!
(Người viết: An; Ngày viết: 15/11/2024)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 0989.386.729
Email: [email protected]
Website: https://htcvn.vn; https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
_________________________________________________________
Các bài viết liên quan:
- Tư vấn phân chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
- Di sản thừa kế được phân chia như thế nào?
- Người không được hưởng di sản thừa kế
- Điều kiện để di chúc hợp pháp