MẤT GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT BIẾT ĐẾN CƠ QUAN NÀO?
MẤT GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT BIẾT ĐẾN CƠ QUAN NÀO?
Tình huống của khách hàng: Năm 2016, bố tôi do điều kiện kinh tế khó khăn nên đã bán một mảnh đất trong thửa đất của gia đình mình cho ông B. Bố tôi đưa cho ông B Giấy chứng nhận quyền sử đụng đất và bảo ông đi làm thủ tục chuyển nhượng với cơ quan nhà nước sau đó trả lại cho bố tôi. Tuy nhiên, sau khi bố tôi mất thì ông B không đưa trả cho gia đình tôi, tôi yêu cầu ông B trả lại cho tôi nhưng ông viện lý do là không biết trả cho ai, khi nào có quyết định của Cơ quan nhà nước thì ông mới trả. Vậy tôi cần làm gì, đến cơ quan nào để có thể lấy lại được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Trả lời:
Vấn đề đặt ra là trường hợp đương sự khởi kiện đòi lại Giấy chứng nhận bị người khác chiếm giữ thì Tòa án có thụ lý giải quyết không? Về vấn đề này, hiện nay có các ý kiến khác nhau như sau:
Quan điểm thứ nhất: Tòa án phải thụ lý giải quyết
Những người theo quan điểm này lập luận rằng:
- Khoản 2 Điều 14 BLDS 2015 quy định:
“2. Tòa án không được từ chối giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng; trong trường hợp này, quy định tại Điều 5 và Điều 6 của Bộ luật này được áp dụng”.
Khoản 2 Điều 4 BLTTDS 2015 quy định:
“2. Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng.
Vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng là vụ việc dân sự thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự nhưng tại thời điểm vụ việc dân sự đó phát sinh và cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu Tòa án giải quyết chưa có điều luật để áp dụng.
Việc giải quyết vụ việc dân sự quy định tại khoản này được thực hiện theo các nguyên tắc do Bộ luật Dân sự và Bộ luật này quy định”.
Như vậy, cả BLDS 2015 và BLTTDS 2015 đều quy định Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng.
Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 14 BLDS 2015 cũng quy định: “Trường hợp quyền dân sự bị xâm phạm hoặc có tranh chấp thì việc bảo vệ quyền được thực hiện theo pháp luật tố tụng tại Tòa án hoặc Trọng tài”.
Do vậy, nếu chủ sử dụng đất, chủ sở hữu khởi kiện đòi lại Giấy chứng nhận thì Tòa án phải thụ lý, giải quyết.
Quan điểm thứ hai: Tòa án không thụ lý giải quyết
Những người theo quan điểm này lập luận rằng:
– Theo quy định tại khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013, theo quy định tại khoản 1 Điều 105 và Điều 115 BLDS 2015 về tài sản và quyền tài sản và như đã phân tích ở trên thì Giấy chứng nhận không phải là tài sản hay quyền tài sản, nó chỉ là chứng thư pháp lý thể hiện quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất. Do đó, không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Vì vậy, đương sự không có quyền khởi kiện tại Tòa án. Đồng thời, vấn đề này cũng đã được hướng dẫn tại Mục 3 Công văn số 141/TANDTC-KHXX ngày 21/9/2011 về việc thẩm quyền giải quyết các yêu cầu trả lại giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản.
Những người theo quan điểm này cũng cho rằng: Người bị chiếm giữ Giấy chứng nhận có thể yêu cầu cơ quan chức năng (cơ quan công an) giải quyết theo thẩm quyền buộc người chiếm giữ bất hợp pháp giấy tờ nêu trên phải trả lại cho mình. Trong trường hợp giấy tờ bị mất thì họ có quyền đề nghị cơ quan công an có thẩm quyền cấp lại giấy tờ bị mất theo quy định của pháp luật.
Như vậy, để có thể yêu cầu ông B trả lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình mình anh có thể thực hiện một trong hai cách sau: Gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân hoặc yêu cầu Cơ quan công an giải quyết. Để có thể được tư vấn rõ ràng hơn, bạn có thể liên hệ đến Công ty Luật HTC Việt Nam. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý.
(Thu Giang)
-----------------------------------------------------
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
---------------------------------------------
Xem thêm bài viết có liên quan:
- Phân biệt tranh chấp đất đai và tranh chấp về đất đai
- Tranh chấp kiện đòi lại quyền sử dụng đất
- Giải quyết tranh chấp đất đai
- Giải quyết tranh chấp đất đai bằng con đường khởi kiện