Không sản xuất nông nghiệp vẫn được nhận chuyển nhượng đất trồng lúa?
1. Thay đổi quan trọng của Luật đất đai 2024 so với Luật Đất đai 2013
Luật Đất đai 2024 mới có hiệu lực đã có những thay đổi so với quy định của Luật Đất đai 2013, đặc biệt là vấn đề mà nhiều người quan tâm đó là chuyển nhượng đất trồng lúa:
Luật Đất đai 2013:
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 191, hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.
Luật Đất đai 2024:
Luật mới đã có sự thay đổi, điều chỉnh cho phép người không trực tiếp sản xuất nông nghiệp vẫn được phép nhận chuyển nhượng đất trồng lúa.
Cụ thể được quy định tại Khoản 8 Điều 45 Luật Đất đai 2024, quy định các các trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất quy định như sau:
- Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
- Cá nhân không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng thì không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở và đất khác trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng đó;
- Tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài mà pháp luật không cho phép nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất
Như vậy, đối chiếu với quy định này không có trường hợp quy định cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng đất trồng lúa.
2. Điều kiện để không trực tiếp sản xuất nông nghiệp vẫn được nhận chuyển nhượng đất trồng lúa
Tuy với quy định mới, người không trực tiếp sản xuất nông nghiệp vẫn được nhận chuyển nhượng đất trồng lúa, tuy nhiên phải đáp ứng một số điều kiện nhất định về hạn mức chuyển nhượng, phương án sử dụng đất hợp lý,...Cụ thể được quy định tại Khoản 7 Điều 45 Luật Đất đai 2024, như sau: "Cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa quá hạn mức quy định tại Điều 176 của Luật này thì phải thành lập tổ chức kinh tế và có phương án sử dụng đất trồng lúa bao gồm các nội dung theo quy định tại khoản 6 Điều này và được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt, trừ trường hợp người nhận tặng cho là người thuộc hàng thừa kế".
Như vậy, người không trực tiếp sản xuất nông nghiệp vẫn được nhận chuyển nhượng đất trồng lúa, tuy nhiên phải đáp ứng những điều kiện nhất định do pháp luật quy định.
__________________________________________________________________________
Cam kết chất lượng dịch vụ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể như sau:
- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.
- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.
- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.
Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.
Trân trọng!
(Người viết: Nguyễn Bích Diệp; Ngày viết: 20/02/2025)
___________________________________________________________________________
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 0989.386.729
Email: hotmail@htcvn.vn
Website: https://htcvn.vn; https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
____________________________________________________________________________
Bài viết liên quan:
- TƯ VẤN VỀ LỆ PHÍ CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT
- Những điểm đáng chú ý trong thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất
- TƯ VẪN VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT KHÔNG PHẢI XIN PHÉP CƠ QUAN NHÀ NƯỚC