GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP RANH GIỚI ĐẤT LIỀN KỀ
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP RANH GIỚI ĐẤT LIỀN KỀ
Hiện nay các tranh chấp mốc giới đất diễn ra rất phổ biến và mức độ phức tạp ngày càng tăng lên. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức đang có tranh chấp mốc giới đất. Để xác định việc có lấn đất hay có tranh chấp mốc giới đất hay không thì cần phải dựa vào ranh giới thửa đất ghi trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hãy cùng Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam tìm hiểu về cách thức giải quyết tranh chấp trong bài viết dưới đây:
I. Cơ sở pháp lý:
- Bộ luật Dân sự 2015;
- Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;
- Luật Đất đai 2013.
II. Nội dung tư vấn
1. Mốc giới đất là gì? Xác định mốc giới giữa hai mảnh đất liền kề như nào?
Mốc giới đất được hiểu là ranh giới xác định giữa thửa đất của cá nhân,, tổ chứ này với cá nhân, tổ chức khác được ghi trên Giấ chứng nhận quyền sử dụng đất.
Theo quy định tại Điều 175 Bộ luật dân sự 2015 quy định mốc giới giữa hai mảnh đất liền kề được xác định như sau:
- Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp;
- Không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách, kể cả trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng. Mọi chủ thể có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung.
Các chủ sở hữu bất động sản liền kề có thể thỏa thuận với nhau về việc dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên ranh giới để làm mốc giới ngăn cách giữa các bất động sản; những vật mốc giới này là sở hữu chung của các chủ thể đó.
2. Thủ tục, trình tự giải quyết tranh chấp ranh giới đất
Thứ nhất, hòa giải tại cơ sở
Nhà nước khuyến khích các bên giải quyết tranh chấp mốc giới đất theo hướng tự hòa giải hoặc thông qua hòa giải ở cơ sở. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai 2013 như sau:
“ 2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.”
Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày kể từ ngày được nhận đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp.
Thứ hai, giải quyết tranh chấp mốc giới tại Tòa án
Trong trường hợp hòa giải không thành tại Ủy ban nhân dân xã và có biên bản xác nhận hòa giải không thành thì căn cứ theo quy định tại Điều 203 Luật Đất đai năm 2013, Thẩm quyền thuộc về Tòa án nhân dân hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Hầu hết trong mọi trường hợp, các bên sẽ lựa chọn Tòa án nhân dân (cấp huyện) để giải quyết tranh chấp này. Hồ sơ khởi kiện bao gồm: đơn khởi kiện (theo mẫu); các tài liệu, chứng cứ chứng minh yêu cầukhởi kiện là có căn cứ và hợp pháp (ví dụ: giấy tờ liên quan đến nguồn gốc đất đai, chứng cứ liên quan đến việc khởi kiện,…); chứng minh thư nhân dân, hộ khẩu gia đình (có công chứng và chứng thực), nếu người khởi kiện là các nhân; bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn khởi kiện (ghi rõ số lượng bản chính, bản sao). Trình tự và thủ tục giải quyết tranh chấp tại Tòa án sẽ được căn cứ theo trình tự thủ tục tố tụng Dân sự được quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
(Phương)
Trên đây là những trình bày chung về trình tự để giải quyết tranh chấp ranh giới đất liền kề. Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
Tham khảo bài viết liên quan:
Giải quyết tranh chấp xâm phạm ranh giới đất giữa các bên chủ sở hữu có đất liền kề.