Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

​GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG ĐẤT VIẾT TAY, KHÔNG CÓ CHỨNG NHẬN CỦA UBND XÃ

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG ĐẤT VIẾT TAY, KHÔNG CÓ CHỨNG NHẬN CỦA UBND XÃ

Hiện nay, mỗi ngày có hàng trăm, hang nghìn giao dịch về đất đai. Giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất chiếm một phần không hề nhỏ trong số này. Chuyển nhượng quyền sử dụng đất là một giao dịch rất quan trọng với giá trị giao dịch lớn. Vì vậy pháp luật đã quy định việc công chứng, chứng thực đối với các loại hợp đồng về loại giao dịch này. Vậy nếu hợp đồng chuyển nhượng đất viết tay, không công chứng, chứng thực thì có chấp nhận không? Khi tranh chấp thì giải quyết như nào? Công ty luật TNHH HTC Việt Nam sẽ đồng hành cùng bạn, hướng dẫn, tư vấn cho bạn để giải quyết những khó khăn này trong bài viết dưới đây:

I. Cơ sở pháp lý.

-Bộ luật Dân sự 2015;

-Luật Đất đai 2013;

- Nghị quyết 43/2014/NQ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.


II. Nội dung tư vấn.

1. Các loại văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất phải công chứng, chứng thực.

Căn cứ theo điểm a Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định thì “hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực….”

Như vậy, đối với các hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, pháp luật quy định tất cả các hợp đồng chuyển nhượng này phải được công chứng và chứng thực. Việc không công chứng, chứng thực sẽ khiến giao dịch này bị vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức theo quy định tại Điều 122 và khoản 2 Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015.

2. Các trường hợp ngoại lệ

Mặc dù quy định hợp đồng chuyển nhượng phải được công chứng, chứng thực thì mới có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hợp đồng chuyển nhượng chưa công chứng, chứng thực vẫn có hiệu lực pháp luật.

Căn cứ theo khoản 2 Điều 129 Luật Dân sự quy định giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức công nhận hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất không công chứng, chứng thực trong trường hợp “một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó…”

Ngoài ra, theo khoản 1 Điều 82 Nghị quyết 43/2014 ngày 15 tháng 05 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai thì có 2 trường hợp mua bán bằng giấy viết tay hoặc hợp đồng không công chứng chưa được cấp giấy chứng chưa được cấp GCNQSDĐ thì được cấp GCNQSDĐ theo thủ tục lần đầu mà không phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất, cụ thể là sử dụng đất do nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trước ngày 01/01/2008; sử dụng đất do nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ ngày 01/01/2008 đến trước ngày 01/07/2014 mà có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP. Khi đó, các cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp GCNQSDĐ không được yêu cầu người nhận chuyển nhượng phải nộp hợp đồng đồng có công chứng hoặc chứng thực. Như vậy, việc không công chứng, chứng thực hợp đồng chuyển nhượng vẫn được chấp nhận.

Qua đó, khi được công nhận về hợp đồng chuyển nhượng việc giải quyết sẽ trở nên đơn giản sẽ trở thành giải quyết tranh chấp đất đai thông thường. Bạn có thể tham khảo bài viết: Giải quyết tranh chấp đất đai

(Phương)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn


Tham khảo bài viết liên quan:

Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai cần biết

Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai

Luật sư tư vấn tranh chấp đất đai



Gọi ngay

Zalo