Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

​Tổng hợp 20 bản án về yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con

Tổng hợp 20 bản án về yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con

Khi ly hôn có thể xảy ra rất nhiều sự tranh chấp nhất là tranh chấp nuôi con. Trên thực tế không phải cứ tòa án ra quyết định thì không thể thay đổi người trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng con nữa. Vậy muốn thay đổi người trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng con thì phải làm thế nào? Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam giới thiệu tới bạn đọc “Tổng hợp 20 bản án về yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con”. Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

1. Bản án số 26/2019/HNGĐ-PT ngày 31/07/2019 của Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau về việc Tranh chấp thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Anh T và chị N ly hôn, con chung chị N nuôi dưỡng, do đã có thu nhập và muốn được chăm sóc cháu K nên Anh T yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con. Tại bản án sơ thẩm, Tòa án nhân dân huyện U đã quyết định không chấp nhận yêu cầu của anh T. Anh T sau đó đã có đơn kháng cáo.

Quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm: Không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của anh T; giữ nguyên Bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện U.

2. Bản án số 16/2019/HNGĐ-PT ngày 30/05/2019 của Tòa án nhân dân tỉnh Hậu Giang về việc Tranh chấp thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

Chị M và anh P kết hôn có 3 con chung, anh chị đã ly hôn và chị M nuôi 2 cháu còn anh P nuôi 1 cháu. Tuy nhiên, hiện nay anh P đã có vợ mới và chuyển đến Hà Nội sinh sống. Do vậy, cháu Q ở với anh P hiện nay không được anh trực tiếp nuôi dưỡng mà đang do bà C và ông B là bố mẹ ruột anh P chăm sóc. Khi ở với ông bà cháu Q thường xuyên bị la mắng, đến tháng 10/2018 chị đã đón cháu Q về để chắm sóc. Nhận thấy anh P không hoàn thành nghĩa vụ nuôi dưỡng và chăm sóc con chung nên chị yêu cầu tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi cháu Q. Tại phiên tòa sơ thẩm ông B và bà C bày tỏ quan điểm không đồng ý với yêu cầu của chị M. Cháu Q trình bày khớp với lời khai của chị M và mong muốn được về ở với mẹ. Tòa án cấp sơ thẩm quyết định chấp nhận yêu cầu của chị M, giao cháu Q cho chị M chăm sóc nuôi dưỡng. Anh P không đồng ý nên đã làm đơn kháng cáo lên tòa án cấp phúc thẩm.

Quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm: Giữ nguyên bản án cấp sơ thẩm, chấp nhận yêu cầu của chị M, giao cháu Q cho chị M trực tiếp chăm sóc và nuôi dưỡng. Anh P có quyền và nghĩa vụ thăm nom và chăm sóc con chung.

3. Bản án số 10/2019/HNGĐ-PT ngày 24/05/2019 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước về việc Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

Anh C và chị H ly hôn có con chung là cháu T do chị H trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng, anh C không phải cấp dưỡng. Sau khi ly hôn anh C vẫn đến thăm con và tình nguyện gửi tiền cho chị H mỗi tháng để phụ chị H nuôi con. Chị H về ở với mẹ ruột nhưng không đi làm, không có thu nhập ổn định, hoàn cảnh gia đình khó khăn. Cháu T từ bé đã mắc bệnh abidan và MIA gây khó thở thường xuyên phải đi khám và uống thuốc, những lần anh C mang con đi khám thì chị H không cho mà còn mắng chửi xúc phạm anh C. Anh C nhận thấy điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng cháu T không tốt nên yêu cầu tòa án giải quyết cho anh được trực tiếp nuôi dưỡng chăm sóc cháu T. Tòa án cấp sơ thẩm quyết định không cấp nhận yêu cầu của anh C nên anh làm đơn kháng cáo lên cấp phúc thẩm.

Quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm: chấp nhận một phần yêu cầu của anh C, sửa bản án sơ thẩm, giao cháu T cho anh C trực tiếp chăm sóc và nuôi dưỡng. Chị H có quyền và nghĩa vụ thăm nom, chăm sóc cháu T, chị H không cần phải cấp dưỡng.

4. Bản án số 341/2019/HNGĐ-PT ngày 23/04/2019 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về tranh chấp thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn; tranh chấp về cấp dưỡng.

Bà P và ông P1 ly hôn và bà P được quyền nuôi dưỡng con chung là cháu A1 còn ông P1 được nuôi cháu A2. Sau đó mỗi lần bà P đến thăm cháu A2 thì luôn bị ông P1 gây khó dễ, không cho gặp, gia đình ông P1 ngăn cản, mắng chửi thậm chí đã xảy ra xô xát. Do vậy bà P yêu cầu tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con với cháu A2, rút yêu cầu cấp dưỡng nuôi con chung. Ông P1 không đồng ý, vẫn muốn mỗi người nuôi một cháu và không yêu cầu cấp dưỡng. Phiên tòa sơ thẩm quyết định đình chỉ yêu cầu cấp dưỡng do bà P rút đơn yêu cầu đồng thời không chấp nhận yêu cầu khởi kiện thay đổi người trực tiếp nuôi con của bà P. Do đó bà P đã kháng cáo lên cấp phúc thẩm

Quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm: Không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của bà P, giữ nguyên bản án sơ thẩm, cháu A2 sẽ tiếp tục do ông P1 trực tiếp nuôi dưỡng. Bà P có quyền và nghĩa vụ thăm nom, chăm sóc cháu A2.

5. Bản án số 11/2019/HNGĐ-PT ngày 16/04/2019 của Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang về yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn.

Chị V và anh Đ ly hôn, con chung là cháu M được giao cho chị V trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng và cháu P do anh Đ trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng. Tuy nhiên anh Đ không chăm sóc cháu P mà để bác ruột là bà bà Đ nuôi và đi làm ăn xa. Anh Đ cũng cản trở không cho chị V thăm nom cháu P, mỗi lần đến thăm cháu đều phải đưa tiền cho anh Đ, cháu P cũng không có được cuộc sống đảm bảo. Chị làm đơn yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con. Tại bản án cấp sơ thẩm Tòa án ra quyết định chấp nhận yêu cầu khởi kiện của chị V, giao cháu P cho chị V trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng. Anh Đ không đồng ý nên đã làm đơn kháng cáo lên tòa án cấp phúc thẩm.

Quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm: Giữ nguyên bản án cấp sơ thẩm, giao cháu P cho chị V trực tiếp chăm sóc và nuôi dưỡng.

6. Bản án số 04/2019/HNGĐ-PT ngày 03/04/2019 của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp về Tranh chấp thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

Anh T và chị K ly hôn, có 1 con chung là cháu N được giao cho K trực tiếp nuôi dưỡng và chăm sóc, anh T được quyền thăm nom con. Nhưng nhiều lần anh T tới thì gia đình chị K ngăn cản, anh đã làm đơn và UBND đã hòa giải nhiều lần nhưng không được. Do vậy anh làm đơn yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng cháu N và không yêu cầu chị K phải cấp dưỡng. Tòa án cấp sơ thẩm quyết định không chấp nhận yêu cầu của anh T, không thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng cháu N. Anh N do vậy đã có đơn kháng cáo lên tòa án cấp phúc thẩm.

Quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm: Không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của anh T. Anh T có quyền và nghĩa vụ thăm nom và chăm sóc cháu N.

Quý bạn đọc và xem đầy đủ tài liệu tại: Tổng hợp 20 bản án về yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!

(Người viết: Lê Minh Nguyệt/178; Ngày viết: 24/04/2022)


Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam.

Địa chỉ: Tầng 15, Toà nhà đa năng, số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hoà, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com ; https://luatsuchoban.vn

------------------------------------------------------------------

Bài viết liên quan:

- Luật sư tư vấn tranh chấp nuôi con

- Những điều cần biết về cấp dưỡng cho con sau ly hôn

- Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn

- Điều kiện thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

- Tư vấn về quyền nuôi con sau khi ly hôn



Gọi ngay

Zalo