Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

​Tổng hợp 20 bản án, quyết định giám đốc thẩm về tranh chấp nhà, đất cho ở nhờ

Tổng hợp 20 bản án, quyết định giám đốc thẩm về tranh chấp nhà, đất cho ở nhờ

Các tranh chấp về giao dịch, hợp đồng cho mượn, cho ở nhờ là những tranh chấp khá phổ biến trong lĩnh vực đất đai hiện nay. Giải quyết tranh chấp đòi nhà cho ở nhờ, cho mượn cũng là loại tranh chấp phức tạp. Nhiều người vì tin tưởng đã cho người khác mượn nhà dẫn đến có nguy cơ mất trắng nhà. Để làm rõ hơn về vấn đề này, bài viết dưới đây Công ty Luật HTC Việt Nam sẽ đưa ra 20 bản án, quyết định giám đốc thẩm về tranh chấp nhà, đất cho ở nhờ mà bạn nên lưu ý.

1. Quyết định Giám đốc thẩm số 22/2017/DS-GĐT ngày 04/7/2017 về “Đòi nhà cho ở nhờ” của Tòa án nhân dân tối cao

Nguồn gốc căn nhà tranh chấp là của bà là của cụ C. Ông T là con trai duy nhất của cụ C và là chồng của bà Q. Cụ C cho cụ H và các con của cụ H ở nhờ một phần tầng trệt. Sau khi cụ C chết, ông T làm thủ tục hợp thức hóa chủ quyền nhà số căn nhà, còn phần nhà cho ở nhờ được cấp sổ đỏ. Gia đình bà Q yêu cầu cụ H trả phần nhà mượn, cụ H đồng ý hẹn 15 ngày trả nhưng sau đó cụ H chết, các con của cụ H là ông Đại P và ông Thế P tiếp tục sử dụng. Năm 2008, gia đình bà Q làm Thông báo đòi nhà cho ở nhờ nhưng gia đình ông Đại P và ông Thế P không trả lại phần diện tích phần nhà nêu trên cho gia đình bà Q. Bà Q yêu cầu gia đình ông Lê Đại P, ông Nguyễn Thế P trả lại phần nhà hai ông đang ở nhờ nêu trên cho gia đình bà. Căn cứ nội dung quyết định sơ thẩm và phúc thẩm, Tòa án tối cao quyết định hủy bản án sơ thẩm, phúc thẩm, chuyển vụ án cho Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm.

2. Bản án số 29/2017/DSST ngày 17/7/2017 về “Tranh chấp đòi quyền sử dụng đất” của Tòa án nhân dân thị xã Cai Lậy tỉnh Tiền Giang.

Ông T có mượn của mẹ ông Th là bà Truyền diện tích đất ngang để cất nhà ở. Sau khi mẹ ông Th mất, ông Th được UBND huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong đó có phần diện tích đất ông T đang cất nhà và cùng gia đình ở trên đất. Do ông Th có nhu cầu sử dụng đất nên đã yêu cầu ông T tháo dỡ nhà trả lại đất nhưng ông T không đồng ý. Căn cứ nội dung vụ án tòa đã quyết định chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của ông Th.

3. Bản án số 13/2017/DS-ST ngày 21/8/2017 về việc "Đòi lại quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất” của Tòa án nhân dân TP. Phan Rang -Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận

Bà T và bà Th cùng đến Phòng công chứng để chuyển nhượng thửa đất nông nghiệp cho bà T. Khi mua đất thì hai bên thỏa thuận bằng miệng cho bà Th ở nhờ trong căn nhà với thời hạn 01 năm. Tuy nhiên đến hẹn thì bà Th không giao nhà cho bà T mà bà Th cho rằng bà chỉ bán đất, không bán căn nhà cấp 4 gắn liền với phần diện tích đã xây dựng. Bà T khởi kiện buộc bà Th phải hoàn trả tài sản gắn liền với một phần diện tích đang tranh chấp. Căn cứ tình tiết sơ thẩm và tài liệu chứng cứ, Tòa phúc thẩm quyết định chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà T, ghi nhận sự tự nguyện của các bên. Việc chuyển nhượng đất phải đảm bảo thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng, tránh tranh chấp xảy ra.

4. Bản án số 167/2018/DS-PT ngày 13/11/2018 về “Tranh chấp đòi nhà cho ở nhờ, đòi tiền giải tỏa đền bù và yêu cầu hủy quyết định cá biệt” của Tòa án nhân dân cấp cao thành phố Đà Nẵng

Vợ chồng bà N, ông N có mua ngôi nhà 3 tầng của ông U, bà K, hai bên có viết Giấy muabán nhà đất và thực hiện việc giao nhận nhà. Năm 1992, ông N bảo lãnh bà N sang Mỹ, nên bà N đã ủy quyền cho con gái là chị Q quản lý tầng 2,3. Còn tầng trệt thì cho ông T (em trai ông N) ở nhờ. Năm 1994, chị Q cũng sang Mỹ đoàn tụ với gia đình nên tiếp tục cho ông T ở nhờ và trông giùm. Đến năm 1998 bà N về Việt Nam và nhờ người quen làm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và gửi cho ông T1 (em trai ông N ở Huế) giữ hộ. Đến năm 2016 khi Nhà nước giải tỏa đền bù thì bà N nhờ ông T1 đem Giấy chứng nhận để ông T nhận tiền giải tỏa đền bù, ông T đã nhận 380 triệu đồng. Bà N yêu cầu buộc vợ chồng ông Hoàng T trả lại nhà đất tại, hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho vợ chồng ông T, yêu cầu vợ chồng ông Hoàng T trả số tiền Nhà nước đền bù khi giải tỏa phần diện tích đất tạivới lý do cho rằng bà chỉ cho vợ chồng ông Hoàng T ở nhờ nhà. Căn cứ quyết định sơ thẩm và tài liệu chứng cứ, tòa phúc thẩm quyết định giữ nguyên bản án sơ thẩm.

5. Bản án số 03/2019/DS-ST ngày 27/3/2019 về “T/c đòi lại đất cho ở nhờ” của Tòa án nhân dân quận Thốt Nốt, tỉnh Cần Thơ

Ông N có vợ là bà N và các con, ông N là chủ sử dụng thửa đất. Nguồn gốc đất do cha mẹ ông để lại Ông N có thỏa thuận cho bà C ở thuê một phần đất để ở, hai bên không làm hợp đồng thuê, không thỏa thuận thời gian thuê, giá thuê hàng năm bà C phải trả cho gia đình ông N số tiền từ 2.000 đồng tăng lên 5.000 đồng lên 50.000 đồng đến năm 2010 thì bà C ngưng trả tiền cho đến nay. Năm 2007, ông N chết, hiện tại vợ, con của ông N có nhu cầu sử dụng đất và gia đình của bị đơn cũng có nhà đất ổn định nên gia đình bà N yêu cầu bà C tháo dỡ nhà trả lại đất nhưng bà C không đồng ý nên các bên phát sinh tranh chấp. Căn cứ tình tiết vụ án tòa quyết định chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.

6. Bản án số 91/2019/DS-PT ngày 07-5-2019 “Về việc tranh chấp đòi tài sản là quyền sử dụng đất” Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long

Bà H1 được ông P (cha bà H1) tặng cho đất, có cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Phần đất của ông T là em ruột của bà H1 bị nhà nước giải tỏa để làm đường nên ông T hỏi bà H1 cất nhà ở nhờ trên đất của bà H1 và có hứa khi xây dựng nhà mới xong sẽ trả lại đất cho bà H1. Nhưng sau khi nhà nước xây dựng xong đường, ông T đã xây dựng 2 căn nhà và cho thuê, riêng phần đất của bà H1 thì ông T không chịu trả lại cho bà mà giao cho con ông là N, V và H3 tiếp tục ở tại căn nhà xây dựng trên đất của bà H1. Bà H1 yêu cầu gia đình ông T và các con của ông tháo dỡ di dời tài sản để trả lại cho bà H1 diện tích đất đã xin ở nhờ. Căn cứ quyết định bản án sơ thẩm và tài liêu chứng cứ tòa phúc thẩm quyết định không chấp nhận kháng cáo của bị đơn, giữ nguyên quyết định sơ thẩm. Việc ở nhờ trên phần đất thuộc quyền sở hữu của cá nhân khác hiện vẫn là nguyên nhân dẫn tới tranh chấp. Đặc biệt là có quen hệ thân thiết, việc ở nhờ chấm dứt khi thực hiện xong thỏa thuận và khôi phục lại nguyên trạng như ban đầu.

7. Bản án 61/2019/DS-PT ngày 13/6/2019 về “Tranh chấp đòi lại tài sản là quyền sử dụng đất cho ở nhờ” của TAND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Ông Đ, bà N là chủ sử dụng thửa đất. Thấy hoàn cảnh gia đình ông K khó khăn, không có nơi ở nên ông Đ, bà N đã cho ông K mượn thửa đất trên để gia đình ông K xây dựng căn nhà tạm. Việc cho mượn đất không có giấy tờ và thời hạn cụ thể. Đến nay do có nhu cầu sử dụng nên ông Đ đã yêu cầu gia đình ông K trả lại đất. Tuy nhiên ông K yêu cầu ông Đ phải trả lại toàn bộ chi phí xây dựng trên đất với số tiền 600 triệu đồng thì ông K mới trả đất. Ông Đ cho rằng căn nhà ông K xây dựng và sử dụng đã hơn 10 năm nên không đồng ý yêu cầu này. Ông Đ yêu cầu buộc ông K, bà L phải di dời toàn bộ tài sản trên đất đã mượn ông Đ, bà N. Căn cứ quyết định sơ thẩm và chứng cứ vụ án tòa phúc thẩm quyết định giữ nguyên bản án sơ thẩm. Qua đây thấy rằng, việc cho mượn đất để ở cần được lập thành văn bản có giá trị pháp lý, khi chủ thửa đất có nhu cầu sử dụng thì có quyền yêu cầu người mượn đất trả lại phần đất đã mượn.

Ngoài ra, quý bạn đọc có thể tham khảo các bản án dưới đây:

8. Quyết định tái thẩm số 47/2019/DS-TT ngày 06/9/2019 về “Đòi nhà cho ở nhờ” của Tòa án nhân dân cấp cao Đà Nẵng.

9. Bản án số 168/2019/DSPT ngày 08 – 10 – 2019 về “Tranh chấp đòi nhà cho ở nhờ” của Tòa án nhân dân thành phố Cần Thơ.

10. Bản án số 100/2019/DS-PT ngày 15-10-2019 về “Đòi nhà cho ở nhờ; yêu cầu hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hủy hợp đồng thế chấp tài sản” của Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

11. Bản án số 172/DS-PT ngày 11/11/2019 về “Đòi lại tài sản của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai.

12. Bản án số 241/2019/DS-PT ngày 19-11-2019 về “Tranh chấp đòi lại quyền sử dụng đất cho mượn, cho ở nhờ và yêu cầu hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” của Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng.

13. Bản án số 245/2019/DS-PT ngày 20/11/2019 về “Tranh chấp đòi lại nhà và đất cho ở nhờ” của Tòa án nhân dân cấp cao Đà Nẵng.

14. Bản án số 25/2020/DS-PT ngày 24/02/2020 “Đòi tài sản cho ở nhờ và tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất” của Tòa án nhân dân tỉnh Đăk Lăk.

15. Bản án số 06/2020/DS-PT ngày 10/3/2020 về việc “Đòi lại nhà gắn liền quyền sử dụng đất ở nhờ” của Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế.

16. Bản án số 28/2020/DS-PT ngày 28/4/2020 về “Tranh chấp đòi nhà cho ở nhờ” của Tòa án nhân dân Bà Rịa – Vũng Tàu.

17. Bản án số 71/2020/DS-PT ngày 21/5/2020 tranh chấp dân sự “Đòi lại tài sản” của Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh.

18. Bản án số 18/2020/DS-ST ngày 11/6/2020 về “Tranh chấp đòi lại tài sản nhà và đất cho ở nhờ” của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai.

19. Bản án số 175/2020/DS-PT ngày 17/6/2020 về “Đòi đất cho ở nhờ” của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.

20. Bản án số 137/2020/DS-PT ngày 27/8/2020 về việc tranh chấp đòi lại tài sản và đất cho ở nhờ.

Quý bạn đọc xem và tải tài liệu đầy đủ tại: Tổng hợp 20 bản án và quyết định giám đốc thẩm về tranh chấp nhà, đất cho ở nhờ.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý khách hàng.

Trân trọng!

(Người viết: Nguyễn Minh Dương/197; Ngày viết: 08/5/2022)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam.

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com ; https://luatsuchoban.vn

---------------------------------------------------------------------------------

Bài viết liên quan:

- Tư vấn giải quyết tranh chấp đòi lại đất đã cho mượn, ở nhờ

- Luật sư tư vấn tranh chấp đất đai

- Được gì khi thuê luật sư tư vấn về chấm dứt hợp đồng mua bán nhà ở?

- Tổng hợp 15 án lệ liên quan đến đất đai và tài sản gắn liền với đất

- Tổng hợp 20 giải đáp của TAND tối cao liên quan đến đất đai từ 1999 đến 2021



Gọi ngay

Zalo