Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

Tổng hợp 20 bản án nổi bật liên quan đến giao dịch dân sự vô hiệu từng phần

Tổng hợp 20 bản án nổi bật liên quan đến giao dịch dân sự vô hiệu từng phần

Giao dịch vô hiệu từng phần thường là giao dịch liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau hoặc một nhóm công việc khác nhau, chủ thể giao dịch bị nhầm lẫn hoặc chủ thể không có quyền định đoạt đối tượng. Vậy trên thực tế, Tòa án Việt Nam giải quyết những vụ việc liên quan đến vấn đề này như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ thống kê 20 bản án nổi bật, giúp bạn đọc hiểu thêm về vấn đề này.

1. Bản án số: 167/2020/DS-PT ngày 18/9/2020 của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long. Về việc “Tranh chấp hợp đồng tặng cho, chuyển nhượng quyền sử dụng đất; chia tài sản chung và đòi lại tài sản”

Thửa đất số 310 diện tích 3.256 m2 có nguồn gốc của vợ chồng cụ H, cụ M. Năm 1993, cụ M chết không có di chúc, cụ H cùng các con canh tác phần đất này đến năm 1995 được cấp GCN QSD đất. Năm 2012, cụ H cho ông H1 2000 m2 từ thửa số 310, phần còn lại 1256 m2 gắn liền căn nhà và mộ mả ông bà cụ không có cho. Ngày 11/02/2012, ông H1 gạt cụ H tặng cho hết thửa 310 và căn nhà. Ông H1 cho rằng cụ H tặng cho ông hết thửa đất số 310 và ông đã làm thủ tục tách thửa: + Thửa số 849, diện tích 300 m2 có căn nhà ông H1 đứng tên trên GCN QSD đất; + Thửa 310 còn lại 2.956 m2 (có 03 ngôi mộ gia đình) được chỉnh lý cho ông H1 đứng tên. Ngày 20/6/2012, Ông H1 lập hợp đồng chuyển nhượng cho bà L1 toàn bộ quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất trên, bà L1 cũng đã chỉnh lý đứng tên 02 giấy chứng nhận trên. Do đó, cụ H yêu cầu Tòa tuyên vô hiệu các hợp đồng chuyển nhượng giữa cụ và ông H1, giữa ông H1 với bà L1 để trả lại cụ phần đất diện tích còn lại 1256 m2 thuộc thửa 310. Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của cụ H và yêu cầu đọc lập của bà X, vô hiệu một phần hợp đồng tặng cho QSD đất giữa cụ H và ông H1, không chấp nhận yêu cầu độc lập của bà L1, buộc ông H1 và bà Đ2 phải có trách nhiệm trả bà L1 số tiền gốc và lãi, không chấp nhận yêu cầu của bà X về hủy quyết định cấp GCN QSDĐ.

2. Bản án số 181/2020/DS-PT ngày 19/6/2020 của Tòa án nhân dân cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh. Về việc “Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự; tranh chấp liên quan đến hợp đồng tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu và tranh chấp về thừa kế tài sản”

Tranh chấp đất xảy ra trên mảnh đất thừa kế không có di chúc, và tặng cho quyền sử dụng đất chứ không tặng cho tài sản gắn liền trên đất. Do vậy, chị A là con của cụ N đã khởi kiện cụ N và cụ M tự ý tặng cho QSD đất của hộ gia đình mà không có ý kiến các thành viên còn lại trong hộ. Do đó, giao dịch tặng cho là vô hiệu, dẫn đến các giao dịch phát sinh không đúng quy định pháp luật. Bị đơn ông Bùi Trọng D cho rằng các giao dịch chuyển quyền sử dụng đối với nhà và đất đều lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực theo đúng quy định pháp luật, đúng ý chí của các bên, nên không đồng ý yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Xét nội dung bản án sơ thẩm và tài liệu chứng cứ, Tòa phúc thẩm đã không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của nguyên đơn và đồng ý sửa một phần bản án sơ thẩm. Việc tặng cho quyền sử dụng đất hay phần đất do thừa kế cần được xác minh và định đoạt chủ sở hữu theo sổ đỏ để tránh tranh chấp xảy ra.

3. Bản án số: 44/2019/DS-ST ngày 16/10/2019 của Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng.

Vợ chồng cụ L1 và cụ K đã phân chia cho vợ chồng phần đất theo đơn xin chuyển nhượng QSDD, ông Phan L và bà Ngô Thị L xây dựng 01 ngôi nhà cấp 4 trên diện tích đất được cho. Thời gian này, do các cụ chưa được nhà nước cấp đổi GCN QSD đất nên không thể tiến hành thủ tục tách thửa theo quy định. Khi UBND cấp đổi GCN QSD đất có diện tích đất ở và tài sản gắn liền với đất là quyền sở hữu nhà ở có diện tích xây dựng. Sau đó, các cụ đã làm thủ tục tặng cho toàn bộ quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại thửa 204b cho vợ chồng ông Phan Bình và bà Huỳnh Thị Tố Nga. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất đã chỉnh lý, biến động đứng tên ông B và bà N.Khi đó, Ông L, bà L yêu cầu: Công nhận lô đất diện tích đất và tài sản gắn liền trên đất thuộc quyền sở hữu, sử dụng của ông L bà L; Hủy hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất giữa ông Phan L1, bà Phùng Thị K với ông Phan B, bà Huỳnh Thị Tố N, Hủy phần chỉnh lý biến động. Căn cứ nội dung vụ án, Tòa sơ thẩm đã chấp nhận một phần đơn khởi kiện của nguyên đơn. Do vậy, việc chuyển nhượng tặng cho quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản cần được xác minh và làm rõ trước khi tặng cho, sang nhượng để tránh tranh chấp xảy ra.

4. Bản án số 40/2018/DS-PT ngày 12/11/2018 của Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương.

Nguồn gốc diện tích đất nông nghiệp đang tranh chấp là của hộ gia đình ông Vũ Thanh N Gia đình ông N đã bán đất ruộng cho ông T thời hạn 3 năm với phần diện tích 206 m2. Nhưng lại ghi trong biên bản mua bán ruộng là diện tích 207 m2. Nguyên đơn chỉ bán đất cho ông T có thời hạn đến năm 2013, hết năm 2013 ông T phải trả đất cho nguyên đơn. Tuy nhiên, đến hết thời hạn, ông T không trả ruộng mà vẫn tiếp tục quản lý. Sau khi nhận chuyển nhượng đất ruộng của hộ ông N và một số hộ khác thì ông T gộp chung thành 1 thửa đất diện tích 10.853 m2 và tiến hành đào ao, thả cá xây dựng nhà. Ông T ký Hợp đồng chuyển nhượng đất nông nghiệp với diện tích 7000 m2 ( trong đó có diện tích đất 206 m2 của vợ chồng ông N) cho vợ chồng ông H và đã được UBND chứng thực hợp đồng. Nguyên đơn yêu cầu Ông T phải trả ông diện tích đất ruộng 206 m2 và yêu cầu hủy hợp đồng chuyển nhượng đất nông nghiệp giữa vợ chồng ông T, bà Q và ông H. Căn cứ nội dung bản án sơ thẩm, Tòa phúc thẩm đã giữ nguyên quyết định sơ thẩm. Việc sang nhượng quyền sử dụng đất cần phải được ghi một cách chính xác và đầy đủ, có sự chứng kiến của các bên để tránh gây ra tranh chấp.

5. Bản án số 20/2018/DS-ST ngày 31/10/2018 của Tòa án nhân dân huyện Mường Ảng tỉnh Điện Biên.

Công ty Cổ phần cà phê THMA và 04 hộ dân ký hợp đồng góp vốn bằng QSDĐ, có nội dung cho Công ty thực hiện trồng, chăm sóc và kinh doanh cây cà phê trong thời gian góp vốn.Công ty đã dùng hợp đồng này và các GCN QSD đất của 04 hộ gia đình làm thủ tục để vay vốn tại Ngân hàng và không chăm sóc vườn cà phê. Nguyên đơn yêu cầu tuyên vô hiệu 04 Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất; Tuyên vô hiệu một phần hợp đồng thế chấp tài sản giữa Công ty THMA với Ngân hàng, phần vô hiệu liên quan tới diện tích đất của 04 hộ gia đình. Buộc Công ty THMA trả lại cho 04 hộ gia đình toàn bộ diện tích đất, GCN QSDĐ mà 04 hộ gia đình đã góp vào Công ty. Qua đây thấy rằng việc góp vốn bằng QSDĐ phải rõ ràng, thể hiện ý chí crua các bên. Bên cạnh đó, việc UBND chứng thực cũng không xem xét toàn diện, đầy đủ về nội dung, hình thức của hợp đồng, không xem xét ý chí của các thành viên trong hộ nên đã chứng thực cho hợp đồng nên xảy ra tranh chấp.

6. Bản án số 29/2018/DS-ST ngày 18/9/2018 của Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu.

Bà N có nhận chuyển nhượng của bà U diện tích đất 180 m2 thuộc 1 phần diện tích đất 704,1 m2 thửa số 34. Hai bên chỉ lập giấy tay, có 2 người làm chứng. Bà N đã xây dựng nhà ở trên đất từ đó đến nay. Bà U đã chuyển nhượng toàn bộ diện tích đất trên cho ông C và bà U đã bán toàn bộ diện tích đất trên cho vợ chồng ông Nguyễn Tấn A, bà Phan Thị Kim D. Bà D, ông A đã được UBND cấp GCN QSD đất. Nay, bà Lê Thị Năm N yêu cầu Tòa án giải quyết: Yêu cầu công nhận hợp đồng chuyển nhượng QSD đất giữa bà Nguyễn Thị Ngọc U và bà Lê Thị Năm N đối với diện tích đất 180 m2. Yêu cầu tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng QSD đất giữa bà Nguyễn Thị Ngọc U và ông Lê Văn C, giữa giữa ông Nguyễn Tấn A, bà Phan Thị Kim D với bà Nguyễn Thị Ngọc vô hiệu; Yêu cầu hủy GCN QSD đất cấp cho ông Nguyễn Tấn A, bà Phan Thị Kim U. Căn cứ nội dung vụ án, tòa sơ thẩm đã chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Từ đó, thấy rằng việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản có giá trị pháp lý, và việc tặng cho quyền sử dụng đất phải chính xác, rõ ràng để tránh gây ra tranh chấp.

7. Bản án số: 28/2018/DS-PT ngày 27/7/2018 của Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu.

Bà chuyển nhượng cho bà H1 diện tích đất. Bà H1 trả trước cho bà A nửa số tiền và số tiền còn lại thì sau khi hoàn tất thủ tục chuyển nhượng bà H1 trả đủ cho bà A. Bà A đưa GCN QSD đất đứng tên bà A cho bà H1 để Bà H1 có trách nhiệm làm thủ tục chuyển nhượng sang tên tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Đất chuyển nhượng không có đất thổ cư. Sổ đỏ cấp cho bà H1 là do bà H1 lập hợp đồng theo mẫu và tự ý ghi vào 200 m2 đất thổ cư và không đưa hợp đồng cho bà A ký nên bà A không biết. Sau khi hoàn thành thủ tục chuyển nhượng, Bà H1 đã được UBND cấp GCN QSD đất với diện tích 1.545 m2 (có 200 m2 đất ở). Sau đó, bà H1 đã trả đủ tiền cho bà A, trả lại sổ đỏ của bà A cho bà A nhưng bà A không kiểm tra lại mà giao đất cho bà H1 sử dụng. Diện tích đất mà bà A chuyển nhượng cho bà H1 là tài sản chung của bà A và ông N1. Ông N1 chết không để lại di chúc nhưng bà A không hỏi ý kiến của những người thừa kế theo pháp luật của ông N1 nên việc chuyển nhượng đất giữa bà A và bà H1 là không đúng. Bà A không ký vào Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Vì vậy, những người thừa kế quyền và nghĩa vụ tố tụng của bà A yêu cầu Tòa án tuyên bố một phần Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bà Trần Thị A với bà Ngô Thị H1 là vô hiệu. Buộc vợ chồng bà H1 phải trả lại giá trị 150 m2 đất thổ cư cho bà Nguyễn Thị M, ông Nguyễn Xuân Q, ông Nguyễn Văn T1, ông Nguyễn Văn M, bà Nguyễn Thị L theo giá quy định của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là 192.000.000 đồng. Căn cứ nội dung bản án sơ thẩm và tài liệu chứng cứ, Tòa phúc thẩm đã chấp nhận toàn bộ kháng cáo của nguyên đơn. Qua đây thấy rằng, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải rõ ràng, minh bạch, phải kiểm tra đầy đủ, không bỏ qua các bước quan trọng để hạn chế tranh chấp xảy ra.

Ngoài ra, quý bạn đọc có thể tham khảo những bản án dưới đây:

8. Bản án số 102/2019/DS-PT ngày 21/06/2019 của Tòa án nhân dân thành phố Cần Thơ Về việc “Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất”.

9. Bản án số 09/2018/DS-ST ngày 01/2/2018 của Tòa án nhân dân thành phố Vũng Tàu tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Về việc “Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu”.

10. Bản án số 290/2017/DS-PT ngày 20/12/2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Long An. Về việc: “Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu”.

11. Bản án số 14/2017/KDTM-PT ngày 16/10/2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long. Về việc “Tranh chấp hợp đồng tín dụng”.

12. Bản án số 15/2017/DS-ST ngày 22/9/2017 của Tòa án nhân dân thị xã Buôn Hồ tỉnh Đắk Lắk Về việc “Tranh chấp hợp đồng vay tài sản”.

13. Bản án số 10/2016/DS-PT ngày 20/09/2016 của Tòa án nhân dân tỉnh Cao Bằng Về việc “Yêu cầu tuyên bố hợp đồng dân sự vô hiệu một phần”.

14. Quyết định giám đốc thẩm số 480/2014/DS-GĐT ngày 27/11/2014 của Tòa án nhân dân tối cao. Về việc “Tranh chấp quyền sử dụng đất”.

15. Quyết định giám đốc thẩm số 453/2014/DS-GĐT ngày 21/11/2014 của Tòa án nhân dân tối cao. Về việc “Tranh chấp quyền sở hữu tài sản và tranh chấp hợp đồng mua bán nhà”.

16. Bản án số 20/2014/KDTM-PT ngày 24/06/2014 của Tòa án nhân dân tỉnh DN Về việc: “Tranh chấp hợp đồng tín dụng và tranh chấp hợp đồng thế chấp, bão lãnh quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất”.

17. Bản án số 63/2013/DS-PT ngày 31/05/2013 của Tòa án nhân dân tỉnh ST Về việc: “Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất”.

18. Bản án số 133/2012/DS-PT ngày 09/04/2012 của Tòa án nhân dân tối cao Tòa phúc thẩm thành phố Hồ Chí Minh. Về việc: “Tranh chấp hợp đồng vay tiền”.

19. Bản án số 12/2011/KDTM-ST ngày 19/12/2011 của Tòa án nhân dân quận X thành phố Hồ Chí Minh Về việc: “Tranh chấp kinh doanh thương mại về hợp đồng hợp tác chuyên môn”.

20. Bản án số 26/2011/KDTM-PT ngày 08/03/2011 của Tòa án nhân dân tối cao Tòa phúc thẩm thành phố Hồ Chí Minh. Về việc: “Tranh chấp hợp đồng tín dụng”.

Quý bạn đọc xem và tải tài liệu đầy đủ tại: Tổng hợp bản án Tòa tuyên giao dịch dân sự vô hiệu từng phần

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý khách hàng.

Trân trọng!

(Người viết: Nguyễn Minh Dương/197; Ngày viết: 08/5/2022)


Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam.

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com ; https://luatsuchoban.vn

-----------------------------------------------------------------------------

Bài viết liên quan:

- Tư vấn xử lý hợp đồng vô hiệu

- Điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực

- Giao dịch dân sự có điều kiện là gì

- Tổng hợp công văn quan trọng hướng dẫn nghiệp vụ của TANDTC về dân sự và tố tụng dân sự

- Hệ thống văn bản pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành



Gọi ngay

Zalo