Tổng hợp 20 bản án cần lưu ý về tranh chấp hợp đồng đặt cọc, phạt cọc
Tổng hợp 20 bản án cần lưu ý về tranh chấp hợp đồng đặt cọc, phạt cọc
Đặt cọc là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, trường hợp chủ thể đặt cọc không thể hoàn thành nghĩa vụ thì có thể phải chịu phạt cọc. Vậy bạn đã nắm được quy định về đặt cọc, phạt cọc hay chưa? Tòa án Việt Nam đang giải quyết các tranh chấp hợp đồng đặt cọc, phạt cọc như thế nào? Hãy cùng Công ty Luật HTC Việt Nam tìm hiểu qua 20 bản án tiêu biểu về tranh chấp hợp đồng đặt cọc, phạt cọc để làm rõ hơn về vấn đề này.
1. Bản án 05/2017/DS-ST ngày 15/03/2017 về tranh chấp hợp đồng đặt cọc của TAND huyện Tân Hưng, tỉnh Long An
Anh Trương Ngọc Ẩn có hợp đồng bao tiêu nếp với anh Ngũ Văn Kha, anh có đưa cho anh Lê Văn My (cò lúa) đưa trước cho anh Kha là 58.800.000 đồng. Toàn bộ thỏa thuận trong Hợp đồng trên anh Ẩn không thỏa thuận trực tiếp với anh Kha mà chỉ gửi các giấy tờ cho anh My để anh My đưa cho anh Kha ký. Sau đó vì không thuê được đất nên anh Kha có liên lạc anh My nhận lại số tiền 50.000.000 nhưng anh My không đến nhận nên anh Kha đã hoàn lại số tiền 50.000.000 đồng cho anh Minh (bạn anh Ẩn). Do đó, Anh Ẩn yêu cầu anh Kha bồi thường tiền phạt cọc đối với tiền bao tiêu nếp, chi phí đóng ghe chở nếp và bao tiêu lò sấy nếp. Qua tình tiết vụ án Tòa không chấp nhận đơn khởi kiện của anh Kha, tuyên hợp đồng ký kết vô hiệu. Việc ký kết phải có mặt đầy đủ các bên, việc thỏa thuận và bàn giao phải rõ ràng minh bạch tránh xảy ra tranh chấp.
2. Bản án số 109/2017/DSPT ngày 13-7-2017 về “Tranh chấp hợp đồng đặt cọc” của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long
Ông T1 và ông T2 có thỏa thuận lập “Hợp đồng mua bán lúa”, theo thỏa thuận ông T1 mua lúa của ông T2, ông T1 đưa trước cho ông T2 số tiền cọc 40.000.000 đồng. Sau đó, do thời tiết mưa gió làm ngã lúa, nên ông T2 và ông T1 có thỏa thuận lại giá lúa. Đến lúc cân lúa nhưng do thời tiết mưa gió nên sau 2 ngày ông T1 mới đến cân lúa. Sau đó, ông T2 nâng giá lúa lên, ông T1 đồng ý trước sự chứng kiến của chính quyền địa phương, tuy nhiên khi ông T1 yêu cầu cân lúa thì ông T2 ngăn cản, sau đó ông T1 được biết ông T2 đã bán lúa cho người khác. Ông T1 yêu cầu ông T2 có trách nhiệm hoàn trả số tiền đặt cọc lúa. Căn cứ tình tiết vụ án và bản án sơ thẩm, tòa phúc thẩm không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của ông T2. Việc thỏa thuận mua bán bằng hợp đồng thì phải được thực hiện theo trình tự thủ tục để tránh xảy ra tranh chấp.
3. Bản án số 03/2018/DS-PT ngày 02/02/2018 về Tranh chấp yêu cầu trả tiền cọc và phạt cọc hợp đồng mua bán nhà ở của Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai.
Chị V và anh Ngọc T thỏa thuận với bà Trần Thị T để mua nhà và đất. Chị V, anh T đã đặt cọc 50.000.000 đồng và cam kết giao cho bà Trần Thị T số tiền còn lại trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày đặt cọc để làm hợp đồng chuyển nhượng sang tên nhà và đất. Sau khi ký Hợp đồng đặt cọc, chị V và anh T nhiều lần yêu cầu bà T ra Phòng công chứng để làm hợp đồng chuyển nhượng nhưng bị đơn đưa ra nhiều lý do, không chịu đi công chứng và sau đó đã chuyển nhượng nhà, đất nêu trên cho người khác khi chưa hết thời hạn 30 ngày theo thỏa thuận tại Giấy nhận tiền đặt cọc. Chị V, anh T yêu cầu bà Trần Thị T trả lại tiền đặt cọc và phạt cọc. Căn cứ nội dung vụ án và quyết định sơ thẩm Tòa phúc thẩm giữ nguyên bản án sơ thẩm. Qua đây thấy rằng, việc thực hiện đúng thời hạn đặt cọc phải được các bên đảm bảo thực hiện tránh xảy ra tranh chấp và phạt bồi thường do vi phạm thời hạn đặt cọc.
4. Bản án số 08/2018/DS-ST ngày 12-02-2018 về “Tranh chấp Hợp đồng đặt cọc” của Tòa án nhân dân huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh
Anh D và anh N làm giấy hợp đồng bán cây thanh lý, được cắt hết cây một lần, thời gian thực hiện hợp đồng là 1 tháng. Anh N đặt cọc trước sau đó có giao thêm cho anh D, tổng cộng 02 lần là 50.000.000 đồng. Anh D có nghĩa vụ lo mọi thủ tục giấy tờ xin phép Ban quản lý dự án Rừng phòng hộ để anh N được khai thác gỗ tràm như đã thỏa thuận trên. Đến tháng 6/2017 anh D thông báo cho anh N chưa xin được giấy phép và không thể cho anh N cắt cây gỗ tràm 01 đợt như đã thỏa thuận mà phải cắt 02 đợt chia làm 02 năm, anh D bớt giá bán cây cho anh N 20.000.000 đồng, anh N cũng đồng ý nhưng sau đó anh N phát hiện anh D đã bán cho người khác số cây tràm này cho người khác. Anh N khởi kiện yêu cầu anh D trả lại số tiền cọc mà anh D đã nhận, không yêu cầu tính lãi. Căn cứ tài liệu chứng cứ Tòa đã chấp nhận đơn khởi kiện của anh N. Việc thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng phải được các bên đảm bảo thực hiện đúng và đầy đủ, tránh vì lợi ích cá nhân và vi phạm hợp đồng và xảy ra tranh chấp.
5. Bản án số 793/2018/DS-PT ngày 29/08/2018 về “Tranh chấp hợp đồng đặt cọc” của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
Ông P và ông L ký hợp đồng đặt cọc để đảm bảo thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất thuộc quyền sử dụng của ông L. Giá chuyển nhượng hai bên thỏa thuận. Tại thời điểm ký hợp đồng đặt cọc, ông P đã giao đủ cho ông L . Sau khi đặt cọc, ông L đã không thực hiện việc chuyển nhượng lô đất trên cho ông P nên ông P khởi kiện. Ông P yêu cầu hủy bỏ hợp đồng đặt cọc ký ngày 25/11/2014; Buộc ông L trả lại cho ông P số tiền đã đặt cọc ; Phạt cọcdo ông P vi phạm hợp đồng.Căn cứ nội dun quyết định sơ thẩm và nọi dung vụ việc Tòa phúc thẩm quyết định sửa bản án sơ thẩm; Không chấp nhận yêu cầu của ông P về việc hủy Hợp đồng đặt cọc; Không chấp nhận yêu cầu của ông P. Qua đây thấy rằng việc thực hiện hợp đồng miễn sao trong thời gian luật định thì vẫn là đúng pháp luật, và các bên phải đảm bảo thực hiện nghĩa vụ theo đúng thỏa thuận.
6.Bản án số 88/2018/KDTM-ST ngày 27-9-2018 về “Tranh chấp hợp đồng đặt cọc thuê kho” của Tòa án nhân dân quận Tân Bình, tp. Hồ Chí Minh
Công ty R đã ký biên bản đặt cọc thuê kho của Công ty K, thời gian giao mặt bằng kho và số tiền đặt cọc đã được thỏa thuận. Cùng ngày ký hợp đồng, ông T1– là giám đốc chi nhánh Công ty R đã chuyển vào tài khoản cá nhân của bà Đ (người đại diện theo pháp luật của Công ty K) số tiền đặt cọc 195.000.000 đồng. Sau đó, do không thể giao mặt bằng như thỏa thuận nên bà Đ có hứa sẽ hoàn trả lại toàn bộ số tiền đặt cọc. Sau nhiều lần hứa hẹn, ngày 10/2/2018 Công ty K mới hoàn trả lại cho Công ty R số tiền 60.000.000 đồng và còn nợ lại số tiền 135.000.000 đồng đến nay vẫn chưa trả. Công ty R khởi kiện đề nghị Công ty K phải hoàn trả lại tiền cọc còn thiếu là 135.000.000 đồng. Căn cứ tài liệu chứng cứ và nội dung vụ việc Tòa quyết định chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.
7. Bản án 13/2019/DS-PT ngày 20-02-2019 Tranh chấp hợp đồng dân sự có đặt cọc của TAND tỉnh Lâm Đồng
Vợ chồng ông D, bà P và vợ chồng ông T, bà H lập giấy đặt cọc với nội dung vợ chồng ông D, bà P chuyển nhượng lô đất có nhà ở và 09 phòng trọ cho vợ chồng ông T, bà H với giá 3.500.000.000 đồng. Vợ chồng ông T đã giao trước cho vợ chồng ông D số tiền cọc là 100.000.000 đồng, số tiền còn lại được thanh toán sau khi bên A làm xong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giao cho bên B, nếu bên nào vi phạm hợp đồng thì sẽ bồi thường số tiền là 200.000.000 đồng. Do không thống nhất với nhau trong việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất và mua nhà nên ngày 18/7/2018 hai bên lập Hợp đồng thỏa thuận hủy bỏ Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, lúc này vợ chồng ông D, bà P đã thanh toán cho vợ chồng ông T, bà H tổng số tiền 300.000.000 đồng. Vợ chồng ông D, bà P yêu cầu vợ chồng ông T, bà H trả lại số tiền cọc còn thừa là 100.000.000 đồng. Căn cứ quyết định sơ thẩm và tài liệu chứng cứ Tòa phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm và chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông D và bà P. Việc thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng đã giao kết phải minh bạch, rõ ràng để các bên tránh xảy ra tranh chấp khi không thống nhất.
Ngoài ra, quý bạn đọc có thể tham khảo thêm các bản án dưới đây:
8. Bản án số 07/2019/DS-ST ngày 27-02-2019 về “Tranh chấp dân sự về hợp đồng đặt cọc và hợp đồng dịch vụ sửa ghe” của Tòa án nhân dân huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp.
9. Bản án số 52/2019/DS-PT ngày 07/3/2019 về “Tranh chấp hợp đồng đặt cọc” của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội.
10. Bản án 356 /2019/DS-PT ngày 24/04/2019 tranh chấp hợp đồng đặt cọc của TAND Thành phố Hồ Chí Minh.
11. Bản án số 26/2019/DS-PT ngày 11/6/2019 về việc “Tranh chấp hợp đồng đặt cọc” của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh.
12. Bản án 38/2019/DSPT ngày 24/6/2019 “Tranh chấp hợp đồng đặt cọc” của Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên..
13. Bản án 820 /2019/DS-PT ngày 19/09/2019 về “Tranh chấp hợp đồng đặt cọc mua bán nhà” của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.
14. Bản án số 131/2019/DS-ST ngày 16/9/2019 về “Tranh chấp hợp đồng đặt cọc” của Tòa án nhân dân huyện Châu Thành, tỉnh An Giang.
15. Bản án số 17/2019/DS-ST ngày 10/7/2019 “V/v Tranh chấp hợp đồng đặt cọc” của Tòa án nhân dân tỉnh Bạc Liêu.
16. Bản án số 01/2020/KDTM-PT ngày 04/3/2020 về việc “Tranh chấp hợp đồng đặt cọc” của Tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên.
17. Bản án 23/2020/DS-PT ngày 21/4/2020 về “Tranh chấp hợp đồng dân sự có đặt cọc” của TAND tỉnh Lâm Đồng.
18. Bản án 28/2020/DS-PT ngày 12-06-2020 “Tranh chấp hợp đồng đặt cọc” của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Thuận.
19. Bản án số 32/2020/DS-PT ngày 29-6-2020 về việc tranh chấp hợp đồng đặt cọc của Tòa án nhân dân tỉnh Ninh Thuận.
20. Bản án số 91/2020/DS-ST ngày 22/07/2020 về việc “Tranh chấp hợp đồng mua bán và hợp đồng đặt cọc” của Tòa án nhân dân huyện CL, tỉnh BT.
21. Bản án 52/2020/DS-PT ngày 31/07/2020 về “Tranh chấp hợp đồng đặt cọc” của Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An.
Quý bạn đọc xem và tải tài liệu đầy đủ tại: Tổng hợp 21 bản án tranh chấp hợp đồng đặt cọc, phạt cọc.
Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý khách hàng.
Trân trọng!
(Người viết: Nguyễn Minh Dương/197; Ngày viết: 08/5/2022)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam.
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com ; https://luatsuchoban.vn
------------------------------------------------------------------------------
Bài viết liên quan:
- Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất
- Tư vấn giải quyết tranh chấp tiền đặt cọc trong mua bán quyền sử dụng đất
- Quy định pháp luật về hợp đồng đặt cọc
- Những điểm cần lưu ý về hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất
- Tổng hợp văn bản pháp luật về giao dịch bảo đảm
- Tổng hợp 27 bản án và quyết định giám đốc thẩm nổi bật về các tội xâm phạm quyền sở hữu