Tổng hợp 17 bản án, quyết định giám đốc thẩm về tranh chấp lao động mà người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Tổng hợp 17 bản án, quyết định giám đốc thẩm về tranh chấp lao động mà người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Giải quyết tranh chấp lao động có yếu tố nước ngoài đang là vấn đề được rất nhiều người lao động lẫn người sử dụng lao động có yếu tố nước ngoài quan tâm. Vậy thực tế các cơ quan Tòa án Việt Nam đang giải quyết những tranh chấp này như thế nào? Bài viết dưới đây của Công ty Luật HTC Việt Nam sẽ tổng hợp những bản án, quyết định về tranh chấp lao động mà người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, từ đó giúp quý bạn đọc có thể hiểu rõ hơn những quy định về vấn đề này.
1. Bản án số 20/2019/LĐ-ST ngày 22/10/2019 của Tòa án nhân dân quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh Về việc “Tranh chấp về hợp đồng lao động”.
Trường Đại học T có ký kết với ông Z hợp đồng lao động dài hạn. Theo hợp đồng, ông Z được tuyển dụng vào làm việc tại Trường Đại học T với chức danh công việc là nghiên cứu viên Khoa quản lý khoa học và phát triển kỹ thuật. Sau khi ký hợp đồng, trường Đại học T chuyển cho ông Z 03 tháng lương. Tuy nhiên, ông Z chưa nộp hồ sơ theo yêu cầu, cũng không tham gia bất kỳ hoạt động nào của Trường cũng như công bố các ấn bản theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Trường Đại học T yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng lao động ký kết giữa ông Z và Trường Đại học T là vô hiệu toàn bộ và giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu theo quy định của pháp luật. Căn cứ BLLĐ 2012 Tòa tuyên bố hợp đồng lao động dài hạn giữa Trường Đại học T và ông Z vô hiệu toàn bộ; Ông Z có trách nhiệm hoàn trả cho Trường Đại học T số tiền đã nhận.
2. Bản án số 01/2019/LĐ-PT ngày 04/10/2019 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng Về việc “Tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng tín dụng”.
Bà A với Công ty U có ký kết hợp đồng lao động xác định thời hạn một năm với chức vụ giáo viên tiếng Anh. Do trong quá trình công tác, vì lý do sức khỏe, bà A không thể đứng lớp và không tham gia các trương trình do trung tâm đề ra. Công ty U đã gửi quyết về việc chấm dứt Hợp đồng lao động với bà A do đồng thời, Công ty U còn gửi Quyết định chấm dứt hợp đồng đối với bà A đến nhiều cơ quan ban ngành khác để đề nghị thu hồi Giấy phép lao động và Thẻ tạm trú của bà nhằm gây khó khăn cho bà. Vì vậy, bà A khởi kiện yêu cầu Tòa án hủy Quyết định của Công ty U về đơn phương chấm dứt hợp đồng trái quy định của pháp luật. Tại bản án sơ thẩm tòa bác bỏ toàn bộ yêu cầu khởi kiện của bà A và người đại diện của bà đã kháng cáo toàn bộ bản án. Tại phiên tòa phúc thẩm, Tòa án chỉ ra hợp đồng lao động bà A ký kết không có quy định riêng biệt đối tượng mà bà A giảng dạy và không chấp nhận kháng cáo của bà A.
3. Bản án số 640/2018/LĐ-PT ngày 28/6/2018 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh Về việc “Tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động”.
Ông H và Trường Q có ký hợp đồng lao động với vị trí Trưởng phòng hành chính của trường Q. Đến khi hết thời hạn hợp đồng, ông H vẫn làm việc và hưởng lương theo hợp đồng. Sau khi gửi thông báo chấm dứt hợp đồng, trường Q ra quyết định chấm dứt và thanh lý hợp đồng với lý do ông H đã thể hiện thái độ thiếu tôn trọng và không hoàn thành các công việc được giao, không tuân thủ thời gian công tác của nhà trường. Ông H khởi kiện và yêu cầu trường Q phải thanh toán tiền lương trong những ngày không được làm việc và các khoản bồi thường về tiền lương, phụ cấp năm, trợ cấp. Tòa án đã chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của ông H và hướng ô H quay trở lại làm nhưng ông H đã nộp đơn kháng cáo. Căn cứ hợp đồng lao động tòa không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của ông H yêu cầu bồi thường là không có cơ sở.
4. Bản án số 01/2018/LĐPT ngày 31/01/2018 của Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Về việc “Yêu cầu bồi thường do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động”.
Giữa ông T và Công ty ký hợp đồng lao động với chức danh Phó Giám đốc bộ phận an ninh và giám sát. Trong quá trình thực hiện, công ty D đã ban hành thỏa thuận chấm dứt hợp đồng với ông T, đồng thời, ban hành văn bản chấm dứt hợp đồng. Nhận thấy việc chấm dứt hợp đồng lao động không báo trước là trái quy định pháp luật, ông T khởi kiện yêu cầu công ty D phải bồi thường thiệt hại. Tòa sơ thẩm đã đình chỉ xét xử yêu cầu khởi kiện của ông T về tiền bảo hiểm y tế, chấp nhận yêu cầu khởi kiện về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Sau khi ông T kháng cáo tòa xét thấy đơn kháng cáo không phù hợp và căn cứ với hợp đồng lao động đã ký và đình chỉ xét xử đối với khởi kiện của ông T.
5. Bản án số 05/2017/LĐ-PT ngày 21/11/2017 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh Về việc “Tranh chấp trợ cấp thôi việc”.
Bà S làm việc tại trường Quốc tế G trong tổng thời gian 03 năm. Sau khi được thông báo về các khoản lợi ích bà sẽ được hưởng khi hết hạn hợp đồng, trong đó không có khoản trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật lao động. Bà đã khiếu nại và Trường thông báo rằng họ không có nghĩa vụ trả trợ cấp thôi việc cho bà. Không đồng ý với lý do mà Trường G đưa ra, đồng thời bà S không nhận được khoản trợ cấp này nên bà S đã khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc Trường Quốc tế G phải trả tiền trợ cấp thôi việc. Tòa án sơ thẩm không tuyên án không chấp nhận yêu cầu khời kiện của bà S và bà S đã kháng cáo phúc thẩm. Tại phiên tòa, tòa nhận định bà S không tham gia bảo hiểm thất nghiệp và không thuộc trường hợp quy định của luật bảo hiểm xã hội, ngoài ra bà còn nhận được tiền lương cơ bản và một số khoản phí của trường G chi trả. Vì vậy Tòa không chấp nhận kháng cáo của bà S là có căn cứ, đúng quy định pháp luật
6. Bản án số 02/2017/LĐ-PT ngày 14/8/2017 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh Về việc “Tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động”.
7. Bản án số 862/2017/LĐ-ST ngày 12/7/2017 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh Về việc “Tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động”.
8. Bản án số 824/2017/LĐ-ST ngày 06/7/2017 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh Về việc “Tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động”.
9. Bản án số 1510/2016/LĐ-ST ngày 06/12/2016 của Tòa án nhân dân quận X, thành phố Hồ Chí Minh Về việc “Tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động”.
10. Bản án số 1639/2015/LĐ-PT ngày 28/12/2015 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh Về việc “Tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động”.
11. Bản án số 1185/2015/LĐ–ST ngày 20/8/2015 của Tòa án nhân dân Quận X, thành phố HCM. Về việc: “Tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động”.
12. Bản án số 973/2015/LĐ-PT ngày 17/8/2015 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Về việc: “Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động”.
13. Bản án số 23/2014/LĐST ngày 16/9/2014 của Tòa án nhân dân Quận X, Thành phố X. Về việc “Tranh chấp tiền lương”.
14. Bản án số 03/2012/LĐ-ST ngày 29/02/2012 của Toà án nhân dân Quận X, TP Hồ Chí Minh Về việc: “Tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động”.
15. Bản án số 05/2011/LĐ-ST ngày 23/8/2011 của Tòa án nhân dân Quận X, TP Hồ Chí Minh Về việc: “Tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động”.
16. Quyết định giám đốc thẩm số 13/2006/LĐ-GDT ngày 04/7/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Vụ án tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
17. Quyết định Giám đốc thẩm số 12/2006/LĐ-GĐT ngày 04/7/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Về việc “Tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động”.
Quý bạn đọc xem và tải tài liệu đầy đủ tại: Tổng hợp 17 bản án, quyết định giám đốc thẩm về tranh chấp lao động mà người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý khách hàng.
Trân trọng!
(Người viết: Nguyễn Minh Dương/197; Ngày viết: 25/4/2022)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam.
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com ; https://luatsuchoban.vn
-------------------------------------------------------------------------------
Bài viết liên quan:
- Hệ thống văn bản pháp luật lao động hiện hành
- Tư vấn giải quyết tranh chấp lao động
- Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
- Được lợi gì nếu nhờ luật sư tư vấn thủ tục xin gia hạn giấy phép lao động