Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

​Tổng hợp 12 bản án nổi bật về hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn

Tổng hợp 12 bản án nổi bật về hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn

Trường hợp giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục đích của việc xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu, trừ trường hợp mục đích xác lập giao dịch dân sự của các bên đã đạt được hoặc các bên có thể khắc phục ngay được sự nhầm lẫn làm cho mục đích của việc xác lập giao dịch dân sự vẫn đạt được. Nếu sự nhầm lẫn là do lỗi cố ý của một bên thì khi đó trở thành trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối. Vậy trong thực tiễn xét xử Tòa án áp dụng quy định này như thế nào để giải quyết về hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn? Hãy cùng tìm hiểu qua 12 bản án tiêu biểu dưới đây.

1. Bản án số 147/2019/DS-ST ngày 27/11/2019 của Tòa án nhân dân Thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Về việc “Tranh chấp hợp đồng đặt cọc”.

Nội dung vụ án: Do nhầm lẫn trong diện tích ghi trong bìa đỏ cũ, sau khi làm bìa đỏ thì diện tích thửa đất chỉ còn 196,4m2 nên bà T không đồng ý. Vì vậy, bà T yêu cầu Tòa án giải quyết buộc vợ chồng ông N thực hiện chuyển nhượng, mua bán tài sản theo đúng giấy thỏa thuận với diện tích đất 280m2, trường hợp thiếu diện tích thì giá chuyển nhượng giảm xuống thành 2.3 tỷ đồng hoặc trả tiền cọc và bị phạt cọc 200 triệu đồng.

Nhận định của Tòa án: Căn cứ Điều 126 Bộ luật dân sự, Hội đồng xét xử xác định giao dịch đặt cọc thể hiện bằng “Giấy tạm ứng tiền” của các bên lập ngày 30 tháng 3 năm 2019 vô hiệu do bị nhầm lẫn.

Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm tuyên:

- Xác định giao dịch dân sự đặt cọc bằng hình thức “Giấy tạm ứng tiền” do bà Nguyễn Thị T, ông Phan Đình N, bà Nguyễn Thị T.N lập vào ngày 30 tháng 3 năm 2019 vô hiệu do bị nhầm lẫn;

- Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, buộc ông Phan Đình N, bà Nguyễn Thị T.N phải hoàn trả cho bà Nguyễn Thị T số tiền 200 triệu đồng;

- Không chấp nhận phần yêu cầu của nguyên đơn về việc buộc bị đơn nộp phạt cọc 200 triệu đồng.

2. Bản án số 120/2019/DS-PT ngày 03/7/2019 của Tòa án nhân dân tỉnh An Giang. Về việc “Tranh chấp hợp đồng góp vốn”.

Nội dung vụ án: Bà Phương cố tình đưa vào hợp đồng sự lẫn lộn nhiều thỏa thuận: thỏa thuận góp vốn của Luật Doanh nghiệp, thỏa thuận về khoán bán đá thành phẩm và thỏa thuận như là hợp đồng lao động; từ sự lừa dối trên dẫn đến ông T, ông D và Công ty Toàn Năng Phát nhầm lẫn nên đã đi đến ký kết hợp đồng.

Tòa án nhân dân cấp phúc thẩm nhận định: Căn cứ vào Điều 136, khoản 1 Điều 410 của Bộ luật D sự 2005, yêu cầu độc lập của Công ty Toàn Năng Phát về yêu cầu tuyên bố hợp đồng góp vốn vô hiệu do bị nhầm lẫn và bị lừa dối là hết thời hiệu khởi kiện.

- Căn cứ vào Điều 202, Điểm e Khoản 1 Điều 217 của Bộ luật Tố tụng D sự 2015 đình chỉ giải quyết một phần yêu cầu độc lập của Công ty Toàn Năng Phát về yêu cầu Tòa án tuyên bố Biên bản góp vốn và Hợp đồng công việc ngày 14/4/2013 vô hiệu do bị nhầm lẫn và bị lừa dối là có căn cứ.

Tòa án nhân dân cấp phúc thẩm tuyên: Không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của nguyên đơn ông Huỳnh Tấn T, ông Nguyễn Thành D và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Công ty T. Giữ nguyên bản án sơ thẩm.

3. Bản án số 35/2019/DS-PT ngày 27/3/2019 của Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng. Về việc “Tranh chấp hợp đồng dân sự có đặt cọc”.

Nội dung vụ án: Nội dung bên nhận đặt cọc là ông H1 với số tiền 200.000.000 đồng. Sau khi chuyển tiền cọc, ông D mang GCN QSDĐ lên, bà H đối chiếu thì không đúng vị trí. Do có sự nhầm lẫn nên bà đã yêu cầu ông H1 hủy việc đặt cọc và trả lại tiền cọc đã nhận nhưng ông H1 không đồng ý vì cho rằng ông chỉ là người nhận cọc thay cho ông D. Nay bà yêu cầu ông H1 và ông D phải trả lại cho bà 200.000.000 đồng. Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm tuyên: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn bà Tô T H. Tuyên giao dịch đặt cọc vô hiệu, buộc ông H1 và ông D phải trả cho bà H số tiền nhận cọc là 190.000.000 đồng.

Sau đó, ông H1 và ông D có đơn kháng cáo yêu cầu cấp phúc thẩm không chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.

Tòa án nhân dân cấp phúc thẩm nhận định: Quá trình giải quyết vụ án bà H chỉ yêu cầu bị đơn phải trả lại số tiền 190.000.000đ, xét đây là sự tự nguyện của nguyên đơn nên cần chấp nhận. Bản án chỉ tuyên buộc bị đơn phải trả lại cho nguyên đơn số tiền 190.000.000đ là vi phạm thủ tục tố tụng, tuy nhiên việc vi phạm này không lớn, trong trường hợp hủy án sơ thẩm để giao giải quyết lại cũng không làm thay đổi bản chất của vụ án nên tiếp tục giải quyết theo thủ tục chung, tuy nhiên cấp sơ thẩm cũng cần rút kinh nghiệm đối với vấn đề này.

Tòa án nhân dân cấp phúc thẩm tuyên: Chấp nhận kháng cáo của ông H1, không chấp nhận kháng cáo của ông D, sửa bản án sơ thẩm. Tuyên xử Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của bà Tô T H đối với ông Nguyễn V H1, ông Kiều V D về việc: “Tranh chấp Hợp đồng dân sự có đặt cọc”. Buộc ông Kiều V D có trách nhiệm trả cho bà Tô T H số tiền 190.000.000đ.

4. Bản án số 207/2019/DS-PT ngày 21/3/2019 của Tòa án nhân dân thànhphố Hồ Chí Minh. Về việc “Tranh chấp hợp đồng đặt cọc chuyển quyền sử dụng đất”.

Nội dung vụ án: Sau khi đặt cọc, ngày 18/12/2017, tại phòng công chứng chuẩn bị ký hợp đồng chuyển nhượng, ông Q nghe bà X nói về phần đất chuyển nhượng thấy lạ nên yêu cầu đi xem lại nhưng lại không đúng lô mà bà H đã chỉ. Ông Q không đồng ý mua, bà H xác nhận do trời tối nên bà chỉ sai lô. Sau đó, vì chỉ trả lại 50.000.000 đồng tiền cọc. Ông Q Tòa án tuyên bố hợp đồng đặt cọc nhà đất ngày 27/11/2017 giữa ông Q và bà X vô hiệu và yêu cầu bà X trả lại số tiền cọc còn lại 50.000.000 đồng, ngoài ra ông Q không yêu cầu bà X bồi thường 100.000.000 đồng.

Bà X kháng cáo một phần bản án sơ thẩm về việc buộc bà phải trả cho ông Q, bà L3 số tiền đặt cọc còn lại là 50.000.000 đồng và phải chịu án phí trên số tiền trên, bà đề nghị sửa bản án sơ thẩm không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn.

Tòa án nhân dân cấp phúc thẩm nhận định: Các bên đương sự đều không có yêu cầu bồi thường, cấp sơ thẩm căn cứ Điều 131 BLDS để giải quyết hậu quả là phù hợp. Bà X đã trả cho ông Q 50.000.000 đồng, do đó phải có nghĩa vụ trả nốt số tiền 50.000.000 đồng còn lại và phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như cấp sơ thẩm đã tuyên là phù hợp quy định pháp luật.

Tòa án nhân dân cấp phúc thẩm tuyên: Không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của bị đơn – bà Phí Thị X, giữ nguyên Bản án dân sự sơ thẩm.

5. Bản án số 36/2019/DS-PT ngày 19/3/2019 của Tòa án nhân dân tỉnh An Giang. Về việc “Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất”.

Nội dung vụ án: Ông M cho rằng đất này trước đây ông bán cho ông B và bà TH1 bằng miệng không làm giấy tờ. Sau đó mới thỏa thuận bán lại cho ông bà TH, khi đo đạc thì phía ông M yêu cầu chừa lại đường nước cho hộ phía sau sử dụng, nhưng các bên không thống nhất được nên không thực hiện được hợp đồng. Nay, ông T, bà TH yêu cầu Tòa án công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 16/10/2017 mà các bên đã ký kết; đồng ý chừa đường nước theo hiện trạng đã đo vẽ.

Nhận định của Tòa án cấp phúc thẩm:

Xét hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất lập ngày 16/10/2017, có công chứng chứng thực theo quy định; Tuy nhiên tại các lời khai của các đương sự đều thống nhất thỏa thuận giá chuyển nhượng 115.000.000đ/1.296m2(Công tầm cắt), nhưng trong hợp đồng chỉ để chuyển nhượng giá 155.796.000đ cho cả diện tích 4.050m2 là không đúng thỏa thuận ban đầu, nhằm trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước như nguyên đơn đã thừa nhận. Theo quy định tại khoản 2 Điều 124 của Bộ luật Dân sự 2015, đây được xem là hợp đồng giả tạo.

Tòa án nhân dân cấp phúc thẩm tuyên: Không chấp nhận kháng cáo của ông T, bà Th. Giữ nguyên bản án dân sự sơ thẩm.

Độc giả tham khảo thêm 7 bản án tiêu biểu về hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn:

6. Bản án số 386/2017/DS-ST ngày 31/10/2017 của Tòa án nhân dân quận 7, thành phố Hồ Chí Minh

Về việc “Tranh chấp hợp đồng đặt cọc mua bán nhà ở và chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở”

7. Bản án số 894/2017/DS-PT ngày 27/9/2017 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh

Về việc “Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu căn hộ”

8. Bản án số 95/2019/DS-PT ngày 18/7/2019 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng

Về việc “Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và yêu cầu hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”

9. Bản án số 105/2017/DS-PT ngày 21/6/2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh

Về việc “Tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản”

10. Bản án số 10/2016/DS-PT ngày 20/9/2016 của Tòa án nhân dân tỉnh Cao Bằng

Về việc “Yêu cầu tuyên bố Hợp đồng dân sự vô hiệu một phần”

11. Bản án số XX/2007/KDTM-ST ngày 18/10/2007 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh

Về việc “Tranh chấp giữa thành viên công ty về hợp đồng góp vốn”

12. Bản án số 380/2006/KDTM-ST ngày 01/8/2006 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh

Về việc “Tranh chấp hợp đồng mua bán”

Quý bạn đọc xem và tải tài liệu đầy đủ tại: Tổng hợp 12 bản án về hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!

(Người viết: Phạm Duy Thắng/193; Ngày viết: 22/4/2022)


Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam.

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com ; https://luatsuchoban.vn

---------------------------------------------------------

Bài viết liên quan:

- Tư vấn tổng hợp pháp luật về hợp đồng

- Tổng hợp một số văn bản pháp luật cần lưu ý về hợp đồng hiện nay

- Trình tự xử lý hợp đồng vô hiệu

- Hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn

- Làm gì khi hợp đồng bị vô hiệu



Gọi ngay

Zalo