05 bản án, quyết định giám đốc thẩm đáng chú ý về cạnh tranh không lành mạnh
05 bản án, quyết định giám đốc thẩm đáng chú ý về cạnh tranh không lành mạnh
Trong những năm gần đây, việc bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị đề nghị xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm ngày càng tăng về số lượng và mức độ phức tạp.Các bản án, quyết định giám đốc thẩm là nguồn tư liệu thực tế phong phú để Tòa án nhân dân tối cao làm cơ sở đưa ra những kết luận, tổng kết kinh nghiệm xét xử cho các Tòa án địa phương hàng năm, nhằm nâng cao chất lượng xét xử, hạn chế những sai sót của Tòa án cấp dưới. Đặc biệt, trong bối cảnh kinh tế phát triển như hiện nay, tình trạng cạnh tranh càng diễn ra gay gắt. Vì vậy, chúng tôi tổng hợp 05 bản án, quyết định giám đốc thẩm đáng chú ý về cạnh tranh không lành mạnh.
Danh sách 05 bản án, quyết định giám đốc thẩm đáng chú ý về cạnh tranh không lành mạnh.
1. Quyết định giám đốc thẩm số 29/2009/DS-GĐT_HĐTP ngày 09/9/2009 về vụ án “Đòi bồi thường thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu công nghiệp” của Tòa án nhân dân tối cao.
Công ty GERNAI phát hiện Công ty Thành Vinh liên kết với Công ty Bình Đạt sản xuất, lưu hành sản phẩm thuốc tránh thai nhãn hiệu POSINIGHT có kiểu dáng mẫu mã bao bì và cách đóng gói vỉ thuốc tương tự như nhãn hiệu thuốc tránh thai POSTINOR. Đây là hành vi cạnh tranh không lành mạnh, gây thiệt hại cho Công ty GERNAI.
Tòa án sơ thẩm tuyên: Công ty Thành Vinh và Công ty Bình Đạt cùng liên đới chịu trách nhiệm bồi thường cho Công ty GERNAI. Kết luận số 1465/TTKN ngày 08/8/2005 của Cục Sở hữu trí tuệ Bộ khoa học và Công nghệ thì bị đơn đã có hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Tòa án phúc thẩm tuyên: Không chấp nhận yêu cầu của Công ty GERNAI . Vì số lượng thuốc POSINIGHT mà bị đơn đã tiêu thụ chính bằng số lượng POSTINOR mà nguyên đơn lẽ ra có thể tiêu thụ được là không có căn cứ.
Tòa án nhân dân tối cao tuyên: Hủy bản án phúc thẩm và bản án sơ thẩm. Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố HCM giải quyết sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật. Vì Tòa án cấp sơ thẩm chỉ căn cứ vào lời trình bày của nguyên đơn để xác định mức lợi nhuận của Công ty GERNAI bằng 30% doanh thu bán hàng, trên cơ sở đó xác định mức thiệt hại của Công ty GERNAI là không có căn cứ vững chắc. Tòa án cấp phúc thẩm lại cho rằng pháp luật chưa có quy định về bồi thường thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh, nên đã bác yêu cầu của nguyên đơn là không đúng.
2. Bản án số 15/2012/LĐ-ST ngày 25/7/2012 về vụ án: “Tranh chấp xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải và bồi thường thiệt hại cho người lao động” của Tòa án nhân dân Quận X, thành phố Hồ Chí Minh.
Bà Thủy và Công ty Minh Quân Việt Nam ký hợp đồng lao động. Ngày 15/8/2011, Công ty ban hành văn bản số MPHR 0425/HR gửi cho bà Thủy có nội dung quy kết bà Thủy có hành vi vi phạm và yêu cầu bà Thủy tuân thủ các quy định tại văn bản này. Trong đó buộc bà Thủy phải ngồi tại văn phòng, không được ra ngoài, không được cung cấp máy tính, điện thoại…và ghi rõ rằng mọi hành vi đi ngược với các quy định trên được coi là vi phạm quy định.
Bà Thủy cho rằng việc xử lý trên của Công ty là trái pháp luật gây thiệt hại nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bà Thủy.
Tòa án quyết định: Bác yêu cầu khởi kiện của bà Thủy và yêu cầu phản tố Công ty Minh Quân Việt.Vì Công ty Minh Quân Việt Nam ra quyết định xử lý kỷ luật theo hình thức sa thải là đúng theo quy định của pháp luật hiện hành.
3. Bản án số 18/2016/KDTM-ST ngày 12/5/2016 về việc “Tranh chấp quyền sở hữu công nghiệp” của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội.
Công ty H nộp đơn tới Cục sở hữu trí tuệ để đăng ký nhãn hiệu hàng hoá đối với nhãn hiệu “F”. Công ty H được biết Công ty M đã sử dụng nhãn hiệu “F” trong nhóm sản phẩm Dịch vụ du lịch mà Công ty H đã đăng ký quyền sở hữu công nghiệp và được pháp luật bảo hộ, cụ thể là biển hiệu, trang web, tờ quảng cáo dịch vụ, card visite, bản đồ du lịch. Công ty H đã nhiều lần gửi công văn tới Công ty M yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm và hành vi cạnh tranh không lành mạnh nhưng Công ty M không có ý kiến phản hồi và từ chối nhận.
Tòa án sơ thẩm tuyên: Công ty M phải chấm dứt các hành vi sử dụng nhãn hiệu “F” trong nhóm sản phẩm: Dịch vụ du lịch. Đăng lời xin lỗi và cải chính công khai. Vì Các chứng cứ mà Công ty H đưa ra để chứng minh Công ty M có hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu “F” là có căn cứ.
4. Bản án số 118/2019/HS-PT ngày 18/4/2019 về tội “Cố ý gây thương tích” của Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng.
do bức xúc việc anh Đ có ý định chạy Ca nô chở khách và thách đố mình. A và T mỗi người cầm một con dao chạy vào nhà anh Đ. Khi vào nhà thấy anh Đ đang nằm ngủ, A và T chém nhiều nhát vào vai và lưng của anh Đ, bị chém anh Đ vùng dậy thì bị A và T chém nhiều nhát vào người và vào vùng tai phải của anh Đ, anh Đ chạy ra ngoài kêu cứu, A và T sợ bị phát hiện nên đã bỏ chạy ra đường, H và V lúc đó đợi sẵn chở A và T về xóm T.
Tòa án sơ thẩm tuyên: Tuyên bố các bị cáo Nguyễn Bá L, Lê Văn V, Võ Đức T, Nguyễn Đức A và Lê H phạm tội “Cố ý gây thương tích”.
Tòa án phúc thẩm tuyên: Không chấp nhận kháng cáo của bị cáo Nguyễn Bá L và kháng cáo của người bị hại Trần Ngọc Tuấn H1, giữ nguyên bản án sơ thẩm. Vì Hành vi phạm tội của bị cáo xuất phát từ việc cạnh tranh không lành mạnh, có dấu hiệu dùng vũ lực để tranh giành nhau trong quá trình kinh doanh; thể hiện tính chất băng nhóm, bảo kê
5. Bản án số 28/2019/KDTM-ST ngày 24/7/2019 về việc “Tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ tên miền” của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội.
OSR GMBH cho rằn nhãn hiệu OSR đã được đăng ký và bảo hộ tại hơn 150 quốc gia trên thế giới, trong đó có đăng ký sớm nhất vào năm 1906, chỉ định Việt Nam vào năm 1966. Qua tra cứu, nguyên đơn được biết ông Nguyễn Đức T (Bị đơn) đã đăng ký và đồng thời sử dụng các tên miền như dưới đây: osr.com.vn, osr.vn. Các tên miền <osr.com.vn> và <osr.vn> phải được xem là trùng với nhãn hiệu OSR của nguyên đơn. Vì vậy, nguyên đơn đã khởi kiện ra tòa án.
Tòa án sơ thẩm tuyên:
Thu hồi tên miền quốc gia <osr.com.vn> và <osr.vn> của ông Nguyễn Đức T. Buộc ông Nguyễn Đức T phải bồi thường cho OSR GMBH, Buộc ông Nguyễn Đức T phải đăng lời xin lỗi công khai OSR BMBH trên các phương tiện thông tin đại chúng. Vì Theo quy định tại các Điều 123, 124 và 125 Luật SHTT, với tư cách là chủ sở hữu nhãn hiệu, nguyên đơn có độc quyền sử dụng và cho phép người khác sử dụng nhãn hiệu OSR đang được bảo hộ của mình. nguyên đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án thu hồi các tên miền tranh chấp để ưu tiên cho nguyên đơn đăng ký sử dụng là có căn cứ.
Kính mời tải tài liệu trong file đính kèm: 05 BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH GIÁM ĐỐC THẨM ĐÁNG CHÚ Ý VỀ CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH
Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.
Trân trọng!
(Người viết: Nguyễn Thúy Hiền/187; Ngày viết: 06/5/2022)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam.
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
-------------------------------------------------------------------------
Bài viết liên quan:
- Hệ thống văn bản pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành.
- Hệ thống văn bản pháp luật lao động Việt Nam
- Tổng hợp các văn bản pháp luật cần biết liên quan đến đầu tư nước ngoài
- Tổng hợp văn bản pháp luật Việt Nam hiện hành về doanh nghiệp