Tư vấn pháp luật về quyền tác giả
Tư vấn pháp luật về quyền tác giả
Quyền tác giả là một chế định pháp luật trong đó tập hợp các quy định cụ thể về việc bảo hộ các sáng tạo văn học và nghệ thuật của các tác giả, nghệ sỹ và các nhà sáng tạo khác. Trong bối cảnh thời đại công nghệ, kĩ thuật số phát triển, quyền tác giả dễ dàng bị xâm phạm. Ý thức được vấn đề này, bài viết sau đây của Công ty Luật HTC Việt Nam tư vấn về những quy định pháp luật liên quan về quyền tác giả.
1. Quyền tác giả là gì?
Khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2019 quy định: "Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu."
Như vậy, quyền tác giả bao gồm những quyền cụ thể mà pháp luật trao cho tác giả hay chủ sở hữu của một tác phẩm về việc đặt tên tác phẩm, đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; Sao chép, điều chỉnh hay truyền tải, phổ biến tác phẩm đến với công chúng bằng và việc cho phép người khác tham gia vào quá trình khai thác tác phẩm.
2. Đặc điểm của quyền tác giả
Thứ nhất, đối tượng của quyền tác giả luôn mang tính sáng tạo, được bảo hộ không phụ thuộc vào giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật.
Thứ hai, quyền tác giả thiên về việc bảo hộ hình thức thể hiện tác phẩm.
Thứ ba, hình thức xác lập quyền theo cơ chế bảo hộ tự động.
Thứ tư, quyền tác giả không được bảo hộ một cách tuyệt đối.
3. Quy định về quyền tác giả theo Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành
Điều 18 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi năm 2019 quy định: “Quyền tác giả đối với tác phẩm quy định tại Luật này bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản." Như vậy, có thể thấy, quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.
Quyền nhân thân bao gồm: Quyền đặt tên cho tác phẩm; Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm; Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén tác phẩm.
Quyền tài sản bao gồm: Quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng; Quyền sao chép tác phẩm; Quyền phân phối bản gốc hoặc bản sao tác; Quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật; Quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính; Quyền cho thuê đối với chương trình máy tính không áp dụng trong trường hợp bản thân chương trình đó không phải là đối tượng chủ yếu để cho thuê như chương trình máy tính gắn với việc vận hành bình thường các loại phương tiện giao thông hoặc các máy móc, thiết bị kỹ thuật khác.
4. Quyền tác giả được bảo hộ trong thời gian bao lâu?
- Các quyền đặt tên cho tác phẩm; đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; bảo vệ sự vẹn toàn của tác phẩm được bảo hộ vô thời hạn.
- Quyền công bố tác phẩm hoặc cho người khác công bố tác phẩm và các nội dung của quyền tài sản được bảo hộ theo thời hạn như sau:
+ Đối với các tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là 75 năm kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên. Với các tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn 25 năm. 100 năm kể từ khi tác phẩm được định hình.
+ Các tác phẩm không thuộc loại hình trên có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết. Trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ 50 sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.
+ Đối với tác phẩm khuyết danh, khi thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm sau năm tác giả chết.
5. Các trường hợp sử dụng các tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao
Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố để thực hiện chương trình phát sóng dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả. Việc sử dụng này cũng không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu; phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm. Và trường hợp này không áp dụng đối với tác phẩm điện ảnh.
Cam kết chất lượng dịch vụ
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể như sau:
- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.
- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.
- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.
Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.
Trân trọng!
(Người viết: Nguyễn Thị Phương Thảo/182. Ngày viết bài: 07/04/2022)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
-------------------------------------------------
Bài viết liên quan:
- Tư vấn pháp luật về quyền tác giả
- Tư vấn quyền tác giả và quyền liên quan
- Các trường hợp giới hạn quyền tác giả
- Tên nhãn hiệu – Những vấn đề cần lưu ý
- So sánh cơ chế bảo hộ tác phẩm mĩ thuật ứng dụng và kiểu dáng công nghiệp