Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

​Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra theo quy định của pháp luật

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra theo quy định của pháp luật

Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ là một chế định của pháp luật dân sự nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức khi các quyền, lợi ích hợp pháp này bị xâm phạm và gây thiệt hại. Trên thực tế, đã có sự nhầm lẫn trong việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Vậy trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra phát sinh khi nào? Hãy cùng Công ty Luật HTC Việt Nam tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

1. Nguồn nguy hiểm cao độ

Nguồn nguy hiểm cao độ là những đối tượng nhất định mà khi khai thác có những thuộc tính đặc biệt có khả năng cao gây nguy hại lớn cho con người và môi trường xung quanh. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định

2. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là là một dạng của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, bởi lẽ thiệt hại xảy ra không phải do hành vi và do lỗi của con người mà do hoạt động của những sự vật mà hoạt động của chúng luôn tiềm ẩn khả năng gây thiệt hại. Mặc dù chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu nguồn nguy hiểm cao độ có thể không có lỗi đối với thiệt hại nhưng để bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho người bị thiệt hại và nâng cao trách nhiệm của chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ buộc họ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật, pháp luật vẫn buộc họ có trách nhiệm bồi thường.

Theo đó chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có trách nhiệm bồi thường những thiệt hại về vật chất cũng như bù đắp những tổn thất về tinh thần cho người khác khi những người này bị hoạt động tự thân của nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại về tính mạng, tài sản, sức khoẻ.

3. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

Phải có thiệt hại xảy ra

Thiệt hại được hiểu là những tổn thất thực tế được tính thành tiền, do việc xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, tài sản của cá nhân, tổ chức. Tuy nhiên, trong trường hợp có thiệt hại xảy ra do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thì thiệt hại này không bao gồm thiệt hại do danh dự, nhân phẩm. Bởi vì, nguồn nguy hiểm cao độ là những phương tiện, máy móc, thiết bị nên khi gây thiệt hại thì chủ yếu là thiệt hại về tài sản, sức khỏe và tính mạng chứ không gây ra thiệt hại về danh dự, nhân phẩm được.

Thiệt hại phải do chính nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

Khi các nguồn nguy hiểm cao độ như phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí,… phải “đang trong trạng thái hoạt động” mà gây thiệt hại thì sẽ phát sinh trách nhiệm bồi thường. Nếu những đối tượng này đang ở trạng thái “tĩnh” thì không thể xem là thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.

Mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ và thiệt hại xảy ra

Đối với chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, về nguyên tắc, hành vi trái pháp luật phải được coi là nguyên nhân trực tiếp và thiệt hại được coi là hậu quả kéo theo. Như vậy, để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thì tự thân sự hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ là nguyên nhân trực tiếp gây thiệt hại.

Lỗi

Dấu hiệu quan trọng nhất để xác định trách nhiệm này là hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ chính là nguyên nhân trực tiếp, là yếu tố quyết định dẫn đến thiệt hại. Điều này chứng tỏ rằng, hoạt động gây thiệt hại của nguồn nguy hiểm cao độ có thể hoàn toàn không có lỗi của con người hoặc cũng có thể có một phần lỗi của người quản lý, điều khiển. Tuy nhiên, lỗi ở đây chỉ đóng vai trò thứ yếu đối với thiệt hại. Nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi, do hành vi của người điều khiển, vận hành nguồn nguy hiểm cao độ thì không áp dụng trách nhiệm này.

Dịch vụ tư vấn pháp luật về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam xin tư vấn các vấn đề liên quan bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra như sau:

- Tư vấn các quy định liên quan đến bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.

- Tư vấn các loại mẫu đơn, giấy tờ liên quan để yêu cầu bồi thường do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.

- Giúp khách hàng soạn thảo các mẫu đơn, giấy tờ yêu cầu bồi thường do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.

- Đại diện khách hàng tham gia tố tụng tại Tòa án liên quan đến bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.

Cam kết chất lượng dịch vụ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể như sau:

- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.

- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.

- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!

(Người viết: Nguyễn Thị Phương Thảo/204; Ngày viết: 06/05/2022)


Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam.

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com ; https://luatsuchoban.vn

------------------------------------------------------------------------------

Bài viết liên quan:

- Bồi thường thiệt hại cho người bị tai nạn giao thông theo quy định của pháp luật

- Trường hợp nào không có lỗi vẫn phải bồi thường thiệt hại

- Người gây thiệt hại không phải bồi thường thiệt hại khi nào

- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công trình xây dựng gây ra

- Tư vấn trách nhiệm dân sự khi xảy ra tai nạn giao thông



Gọi ngay

Zalo