Thẩm quyền giải quyết tố cáo mới nhất theo quy định pháp luật
Thẩm quyền giải quyết tố cáo mới nhất theo quy định pháp luật (bài 6 - ảnh
Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật là một trong những quyền cơ bản của công dân. Tuy vậy nhiều người vẫn còn e ngại khi thực hiện quyền này bởi quy trình phức tạp và lo sợ bản thân gặp phải nguy hiểm. Nắm bắt được tâm lý đó, trong bài viết này, Công ty Luật HTC Việt Nam xin gửi đến quý bạn đọc những thông tin hữu ích nhất về việc xác định thẩm quyền giải quyết tố cáo mới nhất theo quy định pháp luật hiện hành, giúp bạn hiểu rõ được những vấn đề này và tiết kiệm được rất nhiều thời gian khi muốn thực hiện quyền tố cáo.
1. Giải quyết tố cáo là gì?
Theo cách hiểu chung nhất giải quyết tố cáo là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo thụ lý, xác minh, kết luận nội dung tố cáo và xử lý kết luận nội dung tố cáo đối với các hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Trong quá trình giải quyết tố cáo, người, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo phải đảm bảo tuân thủ những nguyên tắc nhất định sau:
- Việc giải quyết tố cáo phải kịp thời, chính xác, khách quan, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục và thời hạn theo quy định của pháp luật;
- Việc giải quyết tố cáo phải bảo đảm an toàn cho người tố cáo.
2. Trách nhiệm trong việc tiếp nhận và giải quyết tố cáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:
- Tổ chức việc tiếp nhận và giải quyết tố cáo theo đúng quy định của pháp luật; áp dụng biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra; bảo đảm an toàn cho người tố cáo; xử lý nghiêm minh người có hành vi vi phạm pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình;
- Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo khi chưa có kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo.
Bên cạnh đó bạn cũng cần chú ý trường hợp cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng theo quy định pháp luật thì phải bị xử lý nghiêm minh; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật.
3. Thẩm quyền giải quyết tố cáo theo quy định pháp luật hiện hành
Theo quy định pháp luật hiện hành, thẩm quyền giải quyết tố cáo được xác định như sau:
Thứ nhất, cá nhân tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức đó giải quyết.
Thứ hai, cá nhân tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của nhiều cơ quan, tổ chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cán bộ, công chức, viên chức bị tố cáo chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, tổ chức có liên quan phối hợp giải quyết.
Thứ ba, việc tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức xảy ra trong thời gian công tác trước đây nay đã chuyển sang cơ quan, tổ chức khác hoặc không còn là cán bộ, công chức, viên chức được xử lý như sau:
Trường hợp người bị tố cáo là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đã chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác mà vẫn giữ chức vụ tương đương thì do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp chủ trì giải quyết;
Trường hợp người bị tố cáo đã chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác và giữ chức vụ cao hơn thì do người đứng đầu cơ quan, tổ chức đang quản lý người bị tố cáo chủ trì giải quyết;
Trường hợp người bị tố cáo đã chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác và là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức đó thì do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp chủ trì giải quyết;
Trường hợp người bị tố cáo đã chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo chủ trì giải quyết;
Trường hợp người bị tố cáo không còn là cán bộ, công chức, viên chức thì do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật chủ trì giải quyết;
Thứ tư, tố cáo cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, tổ chức đã hợp nhất, sáp nhập, chia, tách do người đứng đầu cơ quan, tổ chức sau hợp nhất, sáp nhập, chia, tách chủ trì giải quyết;
Thứ năm, cá nhân tố cáo cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, tổ chức đã bị giải thể do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý cơ quan, tổ chức trước khi bị giải thể giải quyết.
Thứ sáu, việc tố cáo cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó giải quyết.
Cam kết chất lượng dịch vụ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể như sau:
- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.
- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.
- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.
Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.
Trân trọng!
(Người viết: Vũ Thùy Linh/194; Ngày viết: 27/03/2022)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam.
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com ; https://luatsuchoban.vn
---------------------------------------------------------------------------
Bài viết liên quan:
- Cần có cơ chế hữu hiệu bảo vệ người tố cáo;
- Phát hiện hành vi phạm tội thì thực hiện tố giác như thế nào.