Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

​Những lưu ý về pháp nhân thương mại của doanh nghiệp

Những lưu ý về pháp nhân thương mại của doanh nghiệp

Hiện nay, quá trình sản xuất kinh doanh không ngừng phát triển, dẫn đến việc các doanh nghiệp mới không ngừng được thành lập. Và để doanh nghiệp được đi vào hoạt động thì chúng ta cần phải có những hiểu biết nhất định về các vấn đề pháp lý để quá trình thành lập doanh nghiệp được diễn ra một cách thông suốt. Chắc hẳn, mọi người cũng khá nhiều lần nghe qua pháp nhân hoặc pháp nhân thương mại. Song cũng không ít người không hiểu đúng nghĩa pháp nhân là gì và nó có vai trò gì. Vậy nên bài viết dưới đây của Công ty Luật TNHH HTC sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn về việc đăng kí pháp nhân thương mại của doanh nghiệp.

Pháp nhân là gì ?

Theo quy định của BLDS hiện hành năm 2015 thì theo điều 74 có quy định cụ thể về pháp nhân như sau. Theo đó pháp nhân là một tổ chức có tư cách pháp lý độc lập, có thể tham gia các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội… theo quy định của pháp luật. Và một tổ chức muốn được công nhận là một pháp nhân thì phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về việc thành lập, tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và phải tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của chính mình cũng như phải tự nhân danh mình tham gia các hoạt động pháp luật một cách độc lập.

Tuy nhiên bên cạnh đó không phải doanh nghiệp nào nhận được Giấy phép Đăng kí kinh doanh cũng được coi là pháp nhân. Ví dụ như Doanh nghiệp tư nhân không được coi là pháp nhân mặc dù có Giấy phép kinh doanh của Sở kế hoạch đầu tư vì nó chưa đáp ứng được yêu cầu trong BLDS.

Pháp nhân thương mại là gì ?

Theo Điều 75 BLDS có quy định pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là kiếm lợi nhuận và lợi nhuận kiếm được phải chia cho các thành viên. Các pháp nhân thương mại đều có mục đích chung là kiếm lợi nhuận, có thể tồn tại dưới nhiều tên gọi khác nhau về tên doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế hay các mô hình hợp tác xã… Tuy nhiên khi thành lập thì các pháp nhân thương mại này được thành lập theo hồ sơ và trình tự thủ tục khác nhau.

Ngoài ra thì cũng cần phân biệt pháp nhân thương mại với pháp nhân phi thương mại. Đối với pháp nhân phi thương mại thì được thành lập không có mục tiêu kiếm lợi nhuận và nếu có được lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên. Có thể kể đến các tổ chức chính trị, các quỹ xã hội, lực lượng vũ trang… đều là những pháp nhân phi thương mại.

Những lưu ý để trở thành pháp nhân thương mại.

Theo quy định của pháp luật thì pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác. Căn cứ theo khoản 10 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020 có quy định “ Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.” Do đó nên doanh nghiệp cũng được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau như doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; còn doanh nghiệp tư nhân thì không có tư cách pháp nhân vì tài sản của doanh nghiệp tư nhân không được độc lập vởi tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân, được quy định tại tại Điều 189 Luật Doanh nghiệp 2020.

Doanh nghiệp khi trở thành pháp nhân thương mại để tìm kiếm lợi nhuận thì cần phải biết những quyền lợi của mình như : được tự do kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Tự chủ được việc kinh doanh và được lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh, chủ động điều chỉnh quy mô ngành, nghề và địa bàn kinh doanh…

Lợi ích khi mời luật sư tư vấn về pháp nhân thương mại.

- Luật sư là người có hiểu biết và am hiểu rõ về luật, sẽ giúp những tổ chức muốn đăng kí pháp nhân thương mại tránh được những rủi ro và sai xót về giấy tờ cũng như các vấn đề liên quan khác.

- Giúp các tổ chức muốn trở thành pháp nhân thương mại tiết kiệm được thời gian và công sức khi bị gặp sự cố không đáng có, không biết phải giải quyết những vấn đề phát sinh bất ngờ.

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam xin đưa ra các dịch vụ liên quan đến pháp nhân thương mại.

- Tư vấn về việc thành lập doanh nghiệp là pháp nhân thương mại

- Hỗ trợ các giấy tờ liên quan đến việc đăng kí pháp nhân thương mại

- Tư vấn về thành lập trụ sở và đại diện của pháp nhân thương mại.

- Tư vấn về các thủ tục sáp nhập, chấm dứt, giải thể pháp nhân thương mại.

Cam kết chất lượng dịch vụ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể thư sau:

- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.

- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.

- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!

(Người viết: Vũ Khánh Huyền/180; Ngày viết: 25/11/2021)


Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam.

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com ; https://luatsuchoban.vn

------------------------------------------------------

Các bài viết liên quan :

- Pháp luật quy định như thế nào về pháp nhân.

- Pháp nhân có quyền nhân thân không?

- Muốn trở thành pháp nhân cần đáp ứng những điều kiện gì?

- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra ?

- Thành lập chi nhánh doanh nghiệp



Gọi ngay

Zalo