Những điều cần biết về phương thức xử lý tài sản cầm cố theo quy định
Những điều cần biết về phương thức xử lý tài sản cầm cố theo quy định
Biện pháp cầm cố là biện pháp bảo đảm mang tính vật quyền truyền thống. Vì vậy, pháp luật dân sự đã quy định cụ thể về phương thức xử lý tài sản bảo đảm cầm cố. Tuy nhiên, liệu bạn đã nắm rõ quy định pháp luật về biện pháp cầm cố? Phương thức xử lý tài sản cụ thể như thế nào? Trong nội dung bài viết này, Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ giới thiệu đến bạn đọc những điều cần biết về vấn đề này.
1. Cầm cố tài sản là gì?
Cầm cố tài sản là một biện pháp bảo đảm đối vật, cho nên người nhận cầm cố (bên có quyền) phải giữ tài sản của người cầm cố (bên có nghĩa vụ) để bảo đảm cho nghĩa vụ đã xác lập giữa các bên. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ thì người nhận cầm cố sẽ xử lý tài sản cầm cố.
2. Phương thức xử lý tài sản cầm cố
- Trường hợp các bên có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản cầm cố.
Bên nhận cầm cố có quyền xử lí tài sản cầm cố theo phương thức xử lí đã thỏa thuận.
Tuỳ vào thỏa thuận, bên nhận cầm cố có thể tự tiến hành các hành vi tác động trực tiếp đến tài sản để thoả mãn quyền lợi của mình hoặc các bên có thể cùng nhau tiến hành việc xử lý tài sản mà không cần đến sự can thiệp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Một số phương thức trong trường hợp này:
Thứ nhất, bán đấu giá tài sản.
Đây là phương thức ưu tiên hàng đầu vì nó đảm bảo tính khách quan, thỏa mãn được lợi ích của cả hai bên. Trường hợp xác lập giao dịch bảo đảm các bên có thỏa thuận về việc bán đấu giá, thì khi bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, bên bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm sẽ ký hợp đồng bán đấu giá với tổ chức bán đấu giá.
Tài sản thuộc sở hữu chung đem bán đấu giá phải có sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu chung, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Việc bán đấu giá tài sản phải đảm bảo nguyên tắc khách quan, công khai, minh bạch, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia và được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.
Thứ hai, bên nhận cầm cố tự bán tài sản.
Trường hợp trong giao dịch bảo đảm có thỏa thuận hoặc được bên bảo đảm đồng ý thì bên nhận bảo đảm có thể tự bán tài sản để bù đắp lại giá trị nghĩa vụ do bên có nghĩa vụ không thực hiện.
Ngoài ra, sau khi bán tài sản cầm cố thì bên cầm cố và bên nhận cầm có có nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua tài sản.
Thứ ba, bên nhận cầm cố nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên cầm cố.
Khi xác lập biện pháp bảo đảm thì giá trị của tài sản bảo đảm thường hoặc lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm, cho nên các bên có thể thỏa thuận bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản đó để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ.
Trường hợp giá trị của tài sản cầm cố lớn hơn giá trị của nghĩa vụ thì bên nhận cầm cố phải thanh toán số tiền chênh lệch đó cho bên nhận cầm cố. Trường hợp giá trị tài sản nhỏ hơn giá trị của nghĩa vụ được thì bên cầm cố có nghĩa vụ thanh toán phần chi phí còn thiếu.
Bên cầm cố có nghĩa vụ thực hiện các thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên nhận bảo đảm theo quy định của pháp luật
- Trường hợp 2, các bên không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản cầm cố
Trường hợp các bên không có thỏa thuận, thì tài sản được xử lý bằng phương thức bán đấu giá theo quy định của pháp luật về bán đấu giá. Tuy nhiên, BLDS cũng quy định ngoại trừ các trường hợp mà pháp luật liên quan có quy định khác. Bên nhận cầm cố được thanh toán từ số tiền thu được do bán đấu giá sau khi trừ chi phí bảo quản tài sản và chi phí bán đấu giá.
3. Xử lý tài sản cầm cố trong trường hợp có nhiều tài sản để cầm cố
Trong trường hợp tài sản được dùng để cầm cố có nhiều vật thì bên nhận cầm cố được chọn tài sản cụ thể để xử lý, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Bên nhận cầm cố chỉ được xử lý số tài sản cần thiết tương ứng với giá trị của nghĩa vụ được bảo đảm; nếu xử lý quá số tài sản cần thiết và gây ra thiệt hại cho bên cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố.
4. Lợi ích khi được Luật sư tư vấn về phương thức xử lý tài sản cầm cố.
Khi nhờ luật sư tư vấn, khách hàng sẽ dự liệu những trường hợp phát sinh tranh chấp khi thực hiện biện pháp bảo đảm cầm cố. Luật sư với kinh nghiệm chuyên môn sâu, hiểu biết rõ về pháp luật dân sự sẽ giúp khách hàng đảm bảo tối đa quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng.
Dịch vụ tư vấn các vấn đề liên quan đến phương thức xử lý tài sản cầm cố của Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam xin tư vấn các vấn đề liên quan phương thức xử lý tài sản cầm cố cho khách hàng như sau:
- Tư vấn các hình thức cầm cố tài sản;
- Tư vấn hình thức cầm cố tài sản;
- Thay mặt khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước;
- Tư vấn thời điểm bên nhận cầm cố có quyền xử lý tài sản cầm cố;
- Tư vấn về quyền và nghĩa vụ của các bên trong cầm cố.
Cam kết chất lượng dịch vụ
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm - hiệu quả - uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng, dịch vụ cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ, cụ thể như sau:
- Đảm bảo thực hiện các công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của Luật sư Việt Nam.
- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.
- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.
Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.
Trân trọng!
(Người viết: Nguyễn Thúy Hiền/187; Ngày viết: 11/3/2022)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam.
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
-----------------------------------------------------------------
Bài viết liên quan:
- Quy định của pháp luật về cầm cố, thế chấp tài sản
- Tư vấn pháp luật về cầm cố tài sản