Các loại hợp đồng doanh nghiệp cần lưu ý khi quản lý tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp
Các loại hợp đồng doanh nghiệp cần lưu ý khi quản lý tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp
Trong thời buổi nền kinh tế thị trường hiện nay, các tài sản trí tuệ (TSTT) chiếm tỉ trọng ngày càng lớn trong cơ cấu giá trị của một doanh nghiệp. Có được một TSTT trong doanh nghiệp mà không quản trị được nó sẽ gây ra những tổn thất to lớn cho chủ sở hữu TSTT mà ở đây chính là các doanh nghiệp. Và các loại hợp đồng là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động quá trình quản lý TSTT ở mỗi doanh nghiệp. Vậy để quản lý TSTT một cách hiệu quả, thu lại tối đa lợi nhuận, các doanh nghiệp cần lưu ý những loại hợp đồng gì? Mỗi loại trong số chúng có mục đích như thế nào? Hãy cùng Công ty Luật HTC Việt Nam tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Vai trò của hợp đồng trong quản lý TSTT của doanh nghiệp
Ngoài các văn bản quy định về hoạt động quản lý TSTT của DN, ta không thể không kể đến các loại hợp đồng. Sở dĩ vì, các hợp đồng thường là chứng cứ chứng minh chủ thể quyền, đồng thời quy kết rõ ràng trách nhiệm quản lý và khai thác TSTT của các bên tham gia. Mỗi loại hợp đồng có những mục đích khác nhau đối với quản lý TSTT, tuy nhiên mục đích chính của chúng là đều muốn mang lại lợi ích tối đa cho doanh nghiệp.
Một số hợp đồng liên quan đến quản lý TSTT trong doanh nghiệp
Công ty Luật HTC Việt Nam xin chia sẻ cho bạn đọc một số hợp đồng đáng lưu ý liên quan đến quản lý TSTT trong doanh nghiệp như sau:
- Hợp đồng chuyển giao quyền Sở hữu trí tuệ
+ Được xem như là cơ sở pháp lý để doanh nghiệp có thể khẳng định quyền sở hữu, sử dụng hợp pháp đối với TSTT của mình, cũng như là cơ sở để các bên tham gia hợp đồng thực hiện đúng nghĩa vụ trong việc quản lý và khai thác TSTT của mình và chịu trách nhiệm trước những lời cam kết trong hợp đồng.
+ Ngăn chặn rủi ro về những tranh chấp về quyền sở hữu TSTT sau này, vì các HĐ thường quy định rõ đối tượng phải chịu trách nhiệm nếu phát sinh các tranh chấp liên quan đến quyền SHTT.
+ Khi nắm giữ các hợp đồng này, công ty sẽ chủ động hơn trong việc nắm bắt được TSTT thuộc sở hữu của DN từ đó có thể chủ động tổ chức, điều phối hoạt động quản lý TSTT, là căn cứ để xử lý các hành vi xâm phạm quyền SHTT của DN.
+ Có thể bao gồm các loại hợp đồng như: Hợp đồng sử dụng tác phẩm; Hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan; Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan,...
- Hợp đồng chuyển giao công nghệ
+ Là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giao công nghệ có nghĩa vụ chuyển giao cho bên nhận công nghệ nhất định và bên nhân công nghệ có nghĩa vụ trả phí.
+ Các bên chuyển giao cho nhau các đối tượng sở hữu công nghiệp như: bí quyết, kiến thức kĩ thuật về công nghệ, các giải pháp kĩ thuật, phần mềm máy tính, tài liệu thiết kế, công thức, thông số kĩ thuật, bản vẽ, sơ đồ kĩ thuật,...
- HĐ góp vốn (góp vốn bằng tài chính hoặc bằng quyền SHTT…) hay Hợp đồng dịch vụ
+ Hợp đồng này là thỏa thuận dân sự bình đẳng giữa doanh nghiệp – chủ sở hữu TSTT và đối tác về việc sử dụng và khai thác TSTT trong quá trình hợp tác.
+ Các loại hợp đồng này có mục đích chính là quy định về quyền sở hữu, phân định tỷ lệ đồng sở hữu, quyền tài sản và quyền nhân thân của tác giả, đồng tác giả, cơ chế phân bổ lợi ích từ TSTT…, nhằm minh bạch hóa và thể chế hóa mối quan hệ giữa công ty với các nhà đầu tư, các người lao động chuyên môn và các đối tác về hàng loạt vấn đề liên quan đến các TSTT phát sinh trong quá trình kinh doanh, hợp tác;
+ Tăng cường sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau trong giao kết lao động hoặc giao kết kinh doanh, phát triển sự nhận biết về vai trò, tác động của các TSTT trong kinh doanh.
- Một số hợp đồng khác
+ Hợp đồng bảo mật: Hợp đồng bảo mật (hay còn được gọi là “Thỏa thuận bảo mật và không cạnh tranh” – Thỏa thuận NDA): Doanh nghiệp sở hữu các TSTT trong phạm vi quản lý của mình có thể yêu cầu nhân viên trong công ty hoặc đối tác làm ăn ký kết thỏa thuận này về các thông tin mật không thể dễ dàng bị tiếp cận và tiết lộ ra ngoài. Thỏa thuận này có mục đích chính là giúp công ty bảo hộ bí mật kinh doanh khỏi các đối thủ cạnh tranh.
+ Hợp đồng lao động: Trong HĐLĐ, thường sẽ có điều khoản quy định nghĩa vụ bảo mật thông tin trong quá trình làm việc của người lao động. Cụ thể trong đó sẽ quy định về những vấn đề pháp lý liên quan đến quản lý TSTT của công ty giữa NLĐ và NSDLĐ trong quá trình làm việc và có thể có “Thỏa thuận sáng tạo của nhân viên” trong hợp đồng lao động hoặc lập phụ lục riêng về vấn đề này.
Trên đây là những loại hợp đồng đáng lưu ý mà Công ty Luật HTC cung cấp tới các doanh nghiệp để phục vụ mục đích quản lý TSTT và khai thác lợi nhuận một cách hiệu quả từ các TSTT thuộc phạm vi quyền sở hữu doanh nghiệp mình.
Cam kết chất lượng dịch vụ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể như sau:
Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.
- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.
- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.
Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.
Trân trọng!
(Người viết: Cao Thị Hảo/199; Ngày viết: 23/04/2022)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website:https://htc-law.com ;https://luatsuchoban.vn
------------------------------------------------------------------
Bài viết liên quan:
- Tư vấn pháp luật Sở hữu trí tuệ
- 03 lợi ích khi mời luật sư tư vấn về thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
- Cần lưu ý những điểm sau khi làm thủ tục chuyển nhượng quyền tác giả