Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

Ai sở hữu quyền sở hữu trí tuệ đối với tài sản trí tuệ do người làm thuê tạo ra?

Ai sở hữu quyền sở hữu trí tuệ đối với tài sản trí tuệ do người làm thuê tạo ra?

Việc bỏ tiền sử dụng chất xám của người khác là câu chuyện rất bình thường ở thời đại này. Hiện nay, vì nhiều lý do cũng như mục đích phát triển, doanh nghiệp thường thuê người lao động, chuyên gia để sáng tạo các tài sản trí tuệ. Vậy câu hỏi đặt ra là doanh nghiệp có mặc nhiên có quyền sở hữu tài sản trí tuệ đó hay không? Ai là người sở hữu quyền đối với sản phẩm do người làm thuê tạo ra: cá nhân người sáng tạo hay doanh nghiệp? Hãy cùng Công ty Luật HTC Việt Nam tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Đầu tiên, cần phải làm rõ khái niệm tài sản trí tuệ (TSTT). TSTT là một loại tài sản vô hình. TSTT là những sản phẩm do trí tuệ con người sáng tạo, ra thông qua các hoạt động tư duy, sáng tạo trong các lĩnh vực của đời sống xã hội bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ý tưởng; chương trình biểu diễn, bản ghi âm, chương trình phát sóng; sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu, tên thương mại; bí quyết kinh doanh, công thức pha chế; giống cây trồng mới, phần mềm máy tính…

Các tài sản trí tuệ nói trên được gộp vào các nhóm quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền sở hữu đối với sáng chế/bằng độc quyền sáng chế. Dưới đây là ba quyền nổi bật mà doanh nghiệp cũng như nười làm thuê hay gặp và cần lưu ý.

1. Quyền sở hữu quyền tác giả

Căn cứ theo Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, các cá nhân, tổ chức giao kết hợp đồng sáng tạo với tác giả để tác giả tạo ra tác phẩm theo hợp đồng đã giao kết là chủ sở hữu quyền tài sản đối với tác phẩm đó. Tức là, trong quá trình làm việc mà người làm thuê tạo ra sản phẩm trí tuệ thì người sử dụng lao động hay doanh nghiệp sẽ sở hữu các quyền đối với sản phẩm sáng tạo đó trừ khi có quy định khác trong hợp đồng lao động.

Tuy nhiên, quyền nhân thân của tác giả là không thể chuyển nhượng và quyền này vẫn thuộc về tác giả cho dù quyền tài sản của quyền tác giả đã được chuyển giao cho doanh nghiệp.

2. Quyền sở hữu đối với kiểu dáng công nghiệp

Nếu người làm thuê tạo ra kiểu dáng công nghiệp theo yêu cầu doanh nghiệp được ghi trong hợp đồng lao động thì kiểu dáng công nghiệp đó sẽ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Để được công nhận thì doanh nghiệp phải có văn bằng bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Ngoài ra, trong một số trường hợp người làm thuê có thể yêu cầu doanh nghiệp trả thù lao tương ứng với giá trị kinh tế của kiểu dáng công nghiệp hoặc các lợi ích khác mà doanh nghiệp có thể nhận được từ kiểu dáng công nghiệp đó.

3. Quyền sở hữu đối với sáng chế/ bằng độc quyền sáng chế

Giống như kiểu dáng công nghiệp, quyền sở hữu đối với sáng chế/bằng độc quyền sáng chế do người làm thuê tạo ra thuộc về doanh nghiệp nếu sáng chế đó liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hoặc, trong hợp đồng lao động không có quy định khác.

Cam kết chất lượng dịch vụ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể thư sau:

- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.

- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.

- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!

(Người viết: Nguyễn Thị Minh Châu/209; Ngày viết: 26/07/2022)


Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website:https://htc-law.com ;https://luatsuchoban.vn

------------------------------------------------------------------

Bài viết liên quan:

Những điều cần nắm vững khi đăng ký bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích

Những lợi ích khi được luật sư tư vấn về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

02 điều cần nắm chắc về quy định xử lý tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

Các phương thức bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Được lợi gì khi mời luật sư tư vấn về thủ tục đăng ký quyền tác giả



Gọi ngay

Zalo