6 quyền và nghĩa vụ quan trọng của người tố cáo được pháp luật công nhận hiện nay
6 quyền và nghĩa vụ quan trọng của người tố cáo được pháp luật công nhận hiện nay
Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ; vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước là một trong những quyền cơ bản của công dân. Vậy, bạn đã hiểu những vấn đề cơ bản khi thực hiện quyền tố cáo chưa? Bạn có nắm rõ được các quyền và nghĩa vụ cơ bản của người tố cáo không? Trong bài viết này, Công ty Luật HTC Việt Nam sẽ phân tích chi tiết để các bạn hiểu 6 quyền và nghĩa vụ của người tố cáo được pháp luật công nhận hiện nay.
1. Hiểu thế nào cho đúng về tố cáo?
Theo quy định pháp luật hiện hành, chúng ta có thể hiểu tố cáo là việc cá nhân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Hiện nay, việc tố cáo được thực hiện bằng đơn hoặc được trình bày trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
2. 06 quyền của người tố cáo được pháp luật công nhận hiện nay
Khi thực hiện quyền tố cáo, người tố cáo được pháp luật bảo hộ đầy đủ các quyền sau:
Thứ nhất, người tố cáo được bảo đảm bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và thông tin cá nhân khác. Trên thực tế, trong quá trình tiếp nhận thông tin và xử lý tố cáo, người tố cáo sẽ phải cung cấp các thông tin nhân thân và thông tin liên quan đến vấn đề tố cáo. Do vậy, để giữ an toàn cho người tố cáo, pháp luật quy định các thông tin mà người tố cáo cung cấp sẽ được bảo mật tuyệt đối.
Thứ hai, được thông báo về việc thụ lý hoặc không thụ lý tố cáo, chuyển tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết, gia hạn giải quyết tố cáo, đình chỉ, tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo, tiếp tục giải quyết tố cáo, kết luận nội dung tố cáo;
Thứ ba, quyền tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo chưa được giải quyết;
Thứ tư, rút tố cáo. Trong quá trình thụ lý và xử lý tố cáo, bất cứ khi nào có mong muốn, người tố cáo hoàn toàn có quyền được rút tố cáo.
Thứ năm, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo;
Thứ sáu, được khen thưởng, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
3. Nghĩa vụ của người tố cáo
Bên cạnh các quyền cơ bản, người tố cáo còn phải hoàn thành các nghĩa vụ sau theo quy định pháp luật về tố cáo hiện hành:
Thứ nhất, cung cấp thông tin cá nhân như sau: Trường hợp tố cáo được thực hiện bằng đơn thì trong đơn tố cáo phải ghi rõ ngày, tháng, năm tố cáo; họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cách thức liên hệ với người tố cáo; hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo; người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan. Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo viết đơn tố cáo hoặc ghi lại nội dung tố cáo bằng văn bản và yêu cầu người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung;
Thứ hai, trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được. Việc trình bày có thể hiện qua hình thức lấy lời khai, cung cấp các chứng cứ tài liệu, bản ghi âm, ghi hình liên quan đến nội dung tố cáo;
Thứ ba, chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo. Bất kỳ ai có hành vi tố cáo sai sự thật, gây ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức khác đều có thể phải gánh chịu trách nhiệm hình sự.
Thứ tư, hợp tác với người giải quyết tố cáo khi có yêu cầu. Trong quá trình tiếp nhận thông tin tố cáo và giải quyết tố cáo, người tố cáo sẽ có những buổi làm việc với cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo để cung cấp thông tin, chứng cứ. Vì vậy, người tố cáo bất kể khi nào có đơn mời của cơ quan có thẩm quyền về việc giải quyết tố cáo đều phải có mặt;
Thứ năm, bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra. Tường hợp người tố cáo cố ý tố cáo sai sự thật, gây ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức khác thì người bị tố cáo hoàn toàn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra. Thiệt hại được xác định sẽ là thiệt hại thực tế đã xảy ra.
4. Lợi ích khi được Luật sư tư vấn về 6 quyền của người tố cáo được pháp luật công nhận hiện nay
- Luật sư am hiểu pháp luật, có kinh nghiệm trên thực tiễn, được đào tạo bài bản về chuyên môn sẽ tư vấn cho người tố cáo việc chuẩn bị hồ sơ, tài liệu và các bước thực hiện thủ tục tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Luật sư có thể căn cứ vào tình hình cụ thể về việc tố cáo để đưa ra lời khuyên hợp lý hơn;
- Thời hạn thực hiện thủ tục tố cáo nhanh chóng, ít tốn thời gian và công sức của khách hàng.
Cam kết chất lượng dịch vụ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể như sau:
- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.
- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.
- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.
Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.
Trân trọng!
(Người viết: Vũ Thùy Linh/194; Ngày viết: 25/03/2022)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam.
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com ; https://luatsuchoban.vn
------------------------------------------------------------------
Bài viết liên quan:
- 5 điều quan trọng mà người khiếu nại hành vi hành chính cần phải biết;
- Cần có cơ chế hữu hiệu bảo vệ người tố cáo;
- Phát hiện hành vi phạm tội thì thực hiện tố giác như thế nào.