Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

​5 điều cần nắm rõ về thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan

5 điều cần nắm rõ về thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan

Vấn đề bảo hộ sở hữu trí tuệ trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay ngày càng trở nên đặc biệt quan trọng. Đây luôn là mối quan tâm hàng đầu của rất nhiều lĩnh vực ở nhiều quốc gia. Trí tuệ vốn là tài sản của công dân, vì vậy, bản thân các quan hệ về quyền tác giả, quyền liên quan quyết định nội dung của nó. Bài viết này, công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ cùng bạn tìm hiểu những điều cần nắm rõ về thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan.

1. Chủ thể có quyền đăng ký bảo hộ

- Tổ chức, cá nhân được đăng ký bảo hộ quyền tác giả bao gồm: (1) Người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm; (2) Chủ sở hữu quyền tác giả: tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ sáng tác cho tác giả là người thuộc tổ chức mình/thông qua giao kết hợp đồng; được thừa kế hoặc được chuyển giao quyền.

- Đối với quyền liên quan, tổ chức cá nhân được bảo hộ quyền liên quan gồm có: (1) người biểu diễn; (2) Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu cuộc biểu diễn quy định tại khoản 1 Điều 44 của Luật Sở hữu trí tuệ; (3) nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình; (4) tổ chức phát sóng.

2. Loại hình các phẩm được đăng ký bảo hộ

Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ quy định loại hình các phẩm được bảo hộ quyền tác giả bao gồm: (1) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác; (2) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác; (3) Tác phẩm báo chí; (4) Tác phẩm âm nhạc; (5) Tác phẩm sân khấu; (6) Tác phẩm điện ảnh; (7) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng; (8) Tác phẩm nhiếp ảnh; (9) Tác phẩm kiến trúc; (10) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học; (11) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian; (12) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

Không bao gồm nhiều loại hình được bảo hộ quyền tác giả, đối tượng được bảo hộ quyền liên quan gồm có: cuộc biểu diễn; bản ghi âm, ghi hình; chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa. Và chỉ được bảo hộ nếu không gây phương hại đến quyền tác giả.

3. Thành phần hồ sơ

Hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm những giấy tờ, tài liệu sau:

- Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan (01 bản);

- 02 bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả/bản định hình đăng ký quyền liên quan

- Đối với những tác phẩm như tranh, tượng, phù điêu… có kích thước quá lớn, thì bản sao tác phẩm có thể thay bằng bản chụp không gia ba chiều.

- Tài liệu chứng minh quyền nộp hồ sơ (nếu người nộp hồ sơ thụ hưởng quyền do được thừa kế, chuyển giao hoặc kế thừa);

- Văn bản đồng ý của đồng tác giả/đồng chủ sở hữu (nếu có);

Lưu ý: Trường hợp ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ thì phải có giấy ủy quyền của người được ủy quyền.

4. Quy trình thực hiện thủ tục và thời gian xử lý hồ sơ

Nộp hồ sơ

Sau khi chuẩn bị đầy đủ giấy tờ trong hồ sơ, người nộp hồ sơ nộp hồ sơ tại Cục Bản quyền tác giả tại Hà Nội, trường hợp ở Thành phố Hồ Chí Minh hoặc Thành phố Đà Nẵng, có thể nộp hồ sơ tại Văn phòng đại diện Cục Bản quyền tác giả hoặc Sở văn hóa, thể thao và du lịch tại các tỉnh, thành phố khác.

Khi đó, những cơ quan nêu trên sẽ tiếp nhận đơn và chuyển về Cục Bản quyền tác giả để xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.

Thời hạn xử lý hồ sơ: 15 ngày

Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục bản quyền sẽ xem xét cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan cho người nộp hồ sơ trong thời hạn 15 ngày. Trong trường hợp xét thấy hồ sơ không hợp lệ, không đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận, Cục bản quyền sẽ gửi thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.

5. Lệ phí

Mức thu lệ phí cấp Giấy chứng nhận quyền tác giả, quyền liên quan được quy định cụ thể tại Thông tư số 29/2009/TT-BTC, theo đó, lệ phí Nhà nước có thể dao động trong khoảng từ 100.000 đồng – 600.000 đồng đối với từng loại hình tác phẩm đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.

Cam kết chất lượng dịch vụ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm - hiệu quả - uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ,cụ thể như sau:

- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận,đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật,đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.

- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu,nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.

- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp,các thông tin liên quan đến khách hàng.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!

(Người viết: Nguyễn Thị Thúy Hồng / 201; Ngày viết: 17/05/2022)


Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam.

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: h[email protected].

Website: https://htc-law.com ; https://luatsuchoban.vn

--------------------------------------------------------------------------------

Bài viết liên quan

- 03 điều cần lưu ý về quyền liên quan đến quyền tác giả

- Những lợi ích chủ sở hữu nhận được khi mời Luật sư tư vấn về hủ tục đăng ký quyền tác giả

- 03 điều cần lưu ý liên quan đến giới hạn quyền tác giả, quyền liên quan

- Được gì khi mời Luật sư tư vấn về thủ tục đăng ký quyền tác giả

- Được gì khi mời Luật sư tư vấn về thủ tục xin cấp lại văn bằng bảo hộ quyền tác giả?



Gọi ngay

Zalo