2 vấn đề cần lưu ý khi hủy bỏ hợp đồng để bảo đảm quyền lợi
2 vấn đề cần lưu ý khi hủy bỏ hợp đồng để bảo đảm quyền lợi
Hủy bỏ hợp đồng là một trong các trường hợp chấm dứt hợp đồng, được quy định tại Điều 423 BLDS 2015. Theo đó, pháp luật cho phép một trong hai bên hủy bỏ hợp đồng nhằm bảo vệ triệt để quyền và lợi ích hợp pháp của chính mình. Tuy nhiên, cần lưu ý gì khi hủy bỏ hợp đồng? Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về vấn đề này? Hãy cùng tìm hiểu cụ thể hơn thông qua bài viết dưới đây.
Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau:
- Bên kia vi phạm hợp đồng và đó là điều kiện hủy bỏ hợp đồng mà các bên đã thỏa thuận
- Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng
Trong đó, vi phạm nghiêm trọng là việc không thực hiện đúng nghĩa vụ của một bên đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.
- Trường hợp khác do luật quy định.
Ngoài ra, pháp luật cũng quy định trường hợp khi một bên hủy bỏ hợp đồng thì phải thông báo cho bên kia biết về việc hủy bỏ này, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Theo Điều 422 BLDS năm 2015 thì hợp đồng dân sự chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
2.1. Khi hợp đồng đã được hoàn thành
Khi các bên tham gia hợp đồng đã thực hiện toàn bộ nội dung của nghĩa vụ và do vậy, mỗi bên đều đã đáp ứng được quyền dân sự của mình thì hợp đồng được coi là hoàn thành.
2.2. Hợp đồng được chấm dứt theo thoả thuận của các bên
Trong những trường hợp bên có nghĩa vụ không có khả năng để thực hiện hợp đồng hoặc nếu hợp đồng được thực hiện sẽ gây ra tổn thất lớn về vật chất cho một hoặc cả hai bên thì các bên có thể thoả thuận chấm dứt hợp đồng. Hợp đồng đã giao kết được coi là chấm dứt tại thời điểm các bên đạt được sự thoả thuận nói trên.
2.3. Hợp đồng sẽ chấm dứt khi cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân hoặc các chủ thể khác chấm dứt mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân hoặc các chủ thể đó thực hiện
Cần phải hiểu rằng không phải trong mọi trường hợp cứ cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân hoặc các tổ chức khác giao kết hợp đồng chấm dứt thì hợp đồng đều được coi là chấm dứt. Theo căn cứ trên thì chỉ những hợp đồng nào mà do tính chất của nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đó hoặc do các bên đã thoả thuận trước là người có nghĩa vụ phải trực tiếp thực hiện nghĩa vụ đó hay chỉ người có quyền mới được hưởng lợi ích phát sinh từ hợp đồng thì khi họ chết, hợp đồng mới chấm dứt. Chẳng hạn, A kí kết một hợp đồng với hoạ sĩ tạo hình là B. Theo đó B phải hoàn thành cho A một bức tượng nghệ thuật tại vườn cảnh nhà A. Nếu hợp đồng chưa được thực hiện hoặc thực hiện chưa xong mà B chết thì hợp đồng đó đương nhiên chấm dứt.
2.4. Hợp đồng chấm dứt khi một bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng
Ngoài việc hợp đồng được chấm dứt theo các căn cứ quy định tại Điều 423 BLDS thì hợp đồng còn chấm dứt khi một bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng. Khi có một bên vi phạm hợp đồng thì bên kia có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng. Việc đơn chấm dứt thực hiện hợp đồng được thực hiện theo quy định tại Điều 428 BLDS. Khi đơn phương đình chỉ hợp đồng thì phần hợp đồng chưa thực hiện sẽ chấm dứt, nghĩa là hợp đồng được coi là chấm dứt kể từ thời điểm bên vi phạm nhận được thông báo chấm dứt hợp đồng từ bên bị vi phạm. Khi hợp đồng bị chấm dứt, bên có nghĩa vụ không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình nhưng các bên phải thanh toán phần hợp đồng đã được thực hiện.
2.5. Hợp đồng chấm dứt khi một bên huỷ bỏ hợp đồng
Nhằm nâng cao tính kỉ luật trong việc thực hiện hợp đồng, pháp luật cho phép các bên trong hợp đồng được thoả thuận về việc một bên có quyền huỷ hợp đồng nếu bên kia vi phạm hợp đồng. Vì vậy, trong những trường đó thì bên bị vi phạm hợp đồng có quyền đơn phương huỷ hợp đồng và yêu cầu bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại. Khi một bên huỷ hợp đồng thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên phải hoàn trả cho nhau những tài sản đã nhận, nếu không hoàn trả được bằng vật thì phải hoàn trả bằng tiền.
2.6. Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn và các bên có thể thoả thuận thay thế đối tượng khác hoặc bồi thường thiệt hại
Trong những trường hợp đối tượng của hợp đồng là một vật đặc định hoặc đơn chiếc mà do bị mất hoặc bị tiêu huỷ hay các lí do khác nên vật đó không còn thì hợp đồng đó đương nhiên được coi là chấm dứt vào thời điểm vật là đối tượng của hợp đồng không còn. Tuy nhiên, các bên có thể thoả thuận vẫn duy trì hợp đồng đó bằng cách thay thế vật không còn bằng một vật khác.
Dịch vụ tư vấn về hợp đồng tại công ty Luật TNHH HTC Việt Nam:
- Tư vấn soạn thảo, đàm phán giao kết hợp đồng.
- Tư vấn quản trị rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng.
- Tư vấn xử lý các vấn đề phát sinh từ hợp đồng.
- Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng.
Cam kết chất lượng dịch vụ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm “Tận tâm - Hiệu quả - Uy tín” cho quý khách, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể như sau:
- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.
- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.
- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.
Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.
Trân trọng!
(Người viết: Phạm Duy Thắng; Ngày viết: 26/3/2022)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com ; https://luatsuchoban.vn
------------------------------------------------------------------------------
Bài viết liên quan:
- 7 Trường hợp chấm dứt hợp đồng dân sự theo quy định hiện hành
- Tư vấn về điều kiện hủy bỏ hợp đồng
- Hủy bỏ hoặc đình chỉ thực hiện hợp đồng