05 ĐIỀU CẦN LƯU Ý VỀ HỢP ĐỒNG THẾ CHẤP BẰNG TÀI SẢN NGƯỜI KHÁC
05 ĐIỀU CẦN LƯU Ý VỀ HỢP ĐỒNG THẾ CHẤP BẰNG TÀI SẢN NGƯỜI KHÁC
Trong thực tế hiện nay, việc một bên dùng tài sản của mình để bảo đảm cho khoản vay hay khoản tín dụng được cấp của một bên khác khá phổ biến. Vì nhiều người tin rằng, chỉ cần có ràng buộc thì bên kia không thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì họ vẫn có thể xử lý tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi của mình, các bên cần hiểu rõ về loại hợp đồng này. Bài viết dưới đây Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ nêu ra những điều cần lưu ý về hợp đồng thế chấp bằng tài sản người khác.
1. Thế chấp tài sản là gì?
Thế chấp là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản. Theo đó, thế chấp tài sản là việc bên thế chấp dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên bên nhận thế chấp. Tài sản được thế chấp là các bất động sản như nhà ở, vườn cây lâu năm, công trình xây dựng khác...
2. Hình thức của hợp đồng thế chấp tài sản
Về nguyên tắc, hợp đồng thế chấp có thể được giao kết dưới nhiều hình thức, miễn là các bên có thể chứng minh được quan hệ hợp đồng. Tuy nhiên, để thuận lợi cho việc giải quyết tranh chấp sau này, hợp đồng thế chấp tài sản vẫn nên lập thành văn bản, có thể là văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính (hợp đồng tín dụng). Nhưng trường hợp này thế chấp bằng tài sản người khác nên phải lập thành văn bản riêng.
Việc xác định hợp đồng thế chấp có bắt buộc phải công chứng, chứng thực hay không phụ thuộc vào đối tượng thế chấp và được quy định trong các văn bản pháp luật chuyên ngành. Ví dụ hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, thế chấp nhà ở bắt buộc phải công chứng chứng thực.
3. Ai tham gia ký kết hợp đồng?
Chủ thể của hợp đồng thế chấp là các bên tham gia hợp đồng thế chấp tài sản bảo đảm gồm bên thế chấp và bên nhận thế chấp. Cụ thể, bên thế chấp tài sản là người thứ ba thế chấp bảo đảm cho bên có nghĩa vụ.
Chủ thể của thế chấp tài sản phải có đầy đủ các điều kiện mà pháp luật đã quy định đối với người tham gia giao dịch dân sự nói chung.
4. Một số điểm lưu ý khác
Thứ nhất, nội dung của văn bản thế chấp được lập riêng phải phù hợp với hợp đồng chính vì văn bản riêng này được coi như hợp đồng phụ, hiệu lực của nó phụ thuộc vào hiệu lực của hợp đồng chính.
Thứ hai, các bên có thể thỏa thuận dùng toàn bộ hoặc một phần tài sản để thế chấp.
- Trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp.
- Trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ gắn với tài sản đó thuộc tài sản thế chấp.
- Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc tài sản thế chấp.
- Trường hợp tài sảnthế chấp được bảo hiểm thì bên nhận thế chấp phải thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp. Tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm trực tiếp cho bên nhận thế chấp khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Thứ ba, hợp đồng thế chấp phải ghi rõ phạm vi bảo đảm để xác định các bên dùng tài sản để bảo đảm cho một phần hay toàn bộ khoản nợ để khi yêu cầu kê biên xử lý tài sản bảo đảm trả nợ thì có thể xác định được phạm vi.
Thứ tư, hợp đồng thế chấp rất dễ bị tuyên vô hiệu vì nhiều lý do khác nhau. Trên thực tế vì “bên thứ ba” không có nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng vay mà họ chỉ có trách nhiệm, nghĩa vụ từ hợp đồng thế chấp tài sản của chính mình.
Thứ năm, đối tượng định đoạt tài sản chung là bất động sản thì phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình. Việc ký kết hợp đồng thế chấp và phụ lục hợp đồng thế chấp phải có sự đồng ý của tất cả các thành viên trong việc định đoạt tài sản chung của hộ gia đình. Cụ thể, đối với chủ thể sử dụng đất là hộ gia đình, quyền tài sản chỉ hình thành khi tất cả thành viên của hộ gia đình đều đồng thuận, không thể xác định từng phần tài sản của mỗi người trong khối tài sản chung. Việc định đoạt tài sản chung mà không có đủ tất cả các thành viên sẽ không làm phát sinh hiệu lực với bất kỳ giao dịch nào vì lúc này quyền tài sản chưa được xem toàn vẹn để thực hiện.
5. Lợi ích khi mời luật sư
Thứ nhất, hợp đồng nếu không được lập có bài bản, theo đúng quy định thì rất dễ bị vô hiệu. Khi bạn mời luật sư, luật sư sẽ giúp bạn soạn thảo hợp đồng, đưa ra gợi ý về các điều khoản phù hợp.
Thứ hai, tiết kiệm thời gian, công sức của bạn khi thực hiện soạn thảo hợp đồng. Luật sư là người am hiểu pháp luật, nắm rõ bạn cần gì nên việc soạn thảo và đàm phán sẽ thuận lợi hơn.
Thứ ba, mời luật sư giúp xây dựng được lòng tin, uy tín giữa các bên tham gia.
Cam kết chất lượng dịch vụ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả - uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể như sau:
- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.
- Đặt quyền lợi khác hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.
- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.
Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.
Trân trọng!
(Người viết: Lê Thị Ngân Hà/171; Ngày viết: 10/10/2021)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
------------------------------------------------------------------------------
Bài viết liên quan:
- Tư vấn soạn thảo hợp đồng thế chấp tài sản gắn liền với đất
- Tư vấn đàm phán soạn thảo hợp đồng
- Tư vấn tổng hợp pháp luật về hợp đồng
- Hợp đồng thế chấp tài sản có bắt buộc phải lập thành văn bản không?