05 ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP
05 ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP
Trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19, nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng khủng hoảng vì không thể hoạt động kinh doanh dẫn tới không trụ vững được nữa. Trước sức ép về tài chính, nhiều doanh nghiệp đã nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản. Vậy trình tự, thủ tục và những lưu ý gì khi tuyên bố phá sản cần thực hiện? Bài viết dưới đây Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ làm rõ những vấn đề này.
1. Phá sản là gì?
Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.
2. Khi nào doanh nghiệp phá sản?
- Doanh nghiệp phá sản khi mất khả năng thanh toán. Việc xác định thời gian mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán. Bản chất của “tình trạng mất khả năng thanh toán” là việc con nợ không có khả năng thanh toán các khoản nợ khi đến hạn trả. Về cơ bản, khi con nợ ngừng trả nợ thì coi như là đã lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán và lúc đó, các chủ nợ đã có cơ sở pháp lý để làm đơn yêu cầu tòa án thụ lý và giải quyết vụ việc phá sản.
- Doanh nghiệp phá sản khi có tuyên bố của Toà án.
3. Ai có quyền nộp đơn yêu cầu phá sản?
- Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần.
- Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
- Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
- Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng, cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán trong trường hợp Điều lệ công ty quy định.
- Thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
4. Trình tự, thủ tục nộp đơn yêu cầu phá sản
Trình tự, thủ tục phá sản được thực hiện theo những bước sau:
- Nộp đơn và nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
- Thương lượng rút đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
- Thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản do thương lượng không thành.
- Quyết định mở thủ tục phá sản khi có căn cứ để mở.
- Tổ chức Hội nghị chủ nợ.
- Toà án tuyên bố công ty phá sản.
- Thi hành quyết định tuyên bố phá sản của Toà án.
5. Các hoạt động của doanh nghiệp sau khi mở thủ tục phá sản
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản: doanh nghiệp, hợp tác xã vẫn tiếp tục hoạt động kinh doanh, nhưng phải chịu sự giám sát của Thẩm phán và Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
Hoạt động của doanh nghiệp bị cấm sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản:
- Cất giấu, tẩu tán, tặng cho tài sản.
- Thanh toán khoản nợ không có bảo đảm, trừ khoản nợ không có bảo đảm phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản và trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã.
- Từ bỏ quyền đòi nợ.
- Chuyển khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.
Lợi ích khi mời Luật sư tư vấn thủ tục phá sản doanh nghiệp
- Thứ nhất, được Luật sư tư vấn các quy định của pháp luật liên quan đến việc phá sản doanh nghiệp, bởi việc tuyên bố phá sản có thủ tục gồm nhiều bước phức tạp, nên nhiều chủ doanh nghiệp khó mà nắm bắt hết được. Trong khi đó, Luật sư là người am hiểu về pháp luật sẽ làm rõ được,
- Thứ hai, Luật sư được ủy quyền sẽ đại diện doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ liên quan để việc tuyên bố phá sản diễn ra thuận lợi.
Dịch vụ tư vấn phá sản doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
- Tư vấn trình tự, thủ tục phá sản doanh nghiệp.
- Hỗ trợ soạn thảo và nộp đơn yêu cầu phá sản.
- Đại diện doanh nghiệp thực hiện hoạt động phá sản.
- Hỗ trợ các vấn đề pháp lý khác trong quá trình tuyên bố phá sản của doanh nghiệp.
Cam kết chất lượng dịch vụ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả - uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể như sau:
- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.
- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.
- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.
Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý khách hàng.
Trân trọng!
(Người viết: Tạ Thị Thìn/172, ngày viết: 09/10/2021)
Để được tư vấn xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
--------------------------------------------------------------------------------------------
Bài viết liên quan:
- Thủ tục yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp con nợ