Tổng hợp 20 bản án đáng chú ý có phán quyết sa thải, kỷ luật lao động trái pháp luật
Tổng hợp 20 bản án đáng chú ý có phán quyết sa thải, kỷ luật lao động trái pháp luật (bài 2 - link tài liệu)
Sa thải là một trong những hình thức xử lý kỷ luật lao động, ảnh hưởng lớn đến đời sống của người lao động. Khi xử lý theo hình thức này, người sử dụng lao động phải tuân theo các nguyên tắc của Bộ luật lao động. Nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu thực tiễn xét xử các vụ án liên quan đến thời hạn báo trước khi chấm dứt hợp đồng lao động bài viết này giới thiệu bộ Tổng hợp 20 bản án đáng chú ý có phán quyết sa thải, kỷ luật lao động trái pháp luật.
1. Bản án số: 01/2015/LĐ-PT Ngày 15-5-2015. Về việc “Tranh chấp xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải.”.
Nội dung vụ án: Ông Văn Công S làm việc cho Công ty CTGTBT với hợp đồng lao động không kỳ hạn. Quá trình làm việc ông phát hiện những việc làm không rõ ràng của Công ty trong quá trình thi công khắc phục các điểm đen và những việc làm của Công đoàn Công ty không minh bạch. Vì vậy ông có làm đơn kiến nghị nhưng không được phía Công ty giải quyết thỏa đáng. Ngày 28/01/2013 ông nhận được Quyết định kỷ luật lao động số 33/QĐCTCTGT với hình thức kỷ luật sa thải. Ông đã khởi kiện Công ty yêu cầu bồi thường tiền lương; xin lỗi công khai và phục hồi danh dự cho ông; trả các khoản thu nhập bị mất; quyết định số 33/QĐ-CTCTGT ngày 28/01/2013 của Công ty là trái với Bộ luật lao động và Công ty phải nhận ông trở lại làm việc; Xử phạt vi phạm hành chính Công ty về việc ra Quyết định trái pháp luật. Tổng cộng các khoản phải bồi thường là 188.809.000 đồng.
Tòa án cấp phúc thẩm tuyên: Chấp nhận một phần yêu cầu kháng cáo của ông Văn Công S: Hủy quyết định số 33/QĐ-CTCTGT ngày 28.01.2013 của Công ty CTGTBT; Buộc Công ty CTGTBT phải nhận ông Văn Công S trở lại làm việc tại Công ty CTGTBT và phải trả tiền lương cho ông Văn Công S trong những ngày ông S không được làm việc tại Công ty với tổng số tiền là 95.048.000 đồng. Công nhận sự thỏa thuận giữa Công ty CTGTBT và ông Văn Công S, như sau: Công ty CTGTBT và ông S cùng thực hiện việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho ông Văn Công S trong những ngày ông S không được làm việc tại Công ty theo đúng quy định của pháp luật.
2. Bản án số: 08/2016/LĐ-PT Ngày 12-12-2016. Về việc “Tranh chấp về bị xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải.”
Nội dung vụ án: Chị A yêu cầu Tòa án tuyên bố việc sa thải của Công ty đối với chị là trái pháp luật. Do không muốn trở lại Công ty làm việc nên chị đề nghị Tòa án buộc Công ty thanh toán tiền lương trong những ngày không được làm việc từ ngày 09/12/2014 đến ngày xét xử sơ thẩm và 02 tháng lương; Thanh toán tiền trợ cấp thôi việc cho thời gian chị làm việc từ tháng 7/2006 đến 30/12/2008; Bồi thường thêm hai tháng tiền lương để chấm dứt hợp đồng lao động. Tổng cộng: 535.316.205 đồng. Buộc Công ty phải chốt sổ BHXH đến ngày xét xử sơ thẩm và trả sổ BHXH cho chị.
Tòa án cấp phúc thẩm tuyên: Không chấp nhận kháng cáo của Công ty I. Giữ nguyên bản án sơ thẩm.
3. Bản án số: 07/2016/LĐ-PT Ngày 15-12-2016. Về việc “Tranh chấp xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải.”.
Nội dung vụ án: Ngày 17/8/2014, giữa ông và Công ty T có ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với mức lương 15.000.000 đồng/tháng. Nhưng từ khi ký kết hợp đồng đến nay, công ty T chỉ trả lương cho ông mỗi tháng 8.000.000 đồng. Do đó, ngày 13/11/2014, ông yêu cầu Ban quản lý khu kinh tế Long An giải quyết nhưng hòa giải không thành. Ngày 15/01/2015, ông nhận được Quyết định xử lý kỷ luật số 01/2015/QĐ-KL ngày 08/01/2015 của Công ty T với nội dung sa thải ông khỏi công ty. Nay ông khởi kiện yêu cầu Tòa án xem xét, giải quyết: Buộc công ty nhận ông trở lại làm việc; Trả cho ông tiền lương còn thiếu trong tháng 09, 10, 11, 12 năm 2014; Tiền lương còn thiếu trong tháng 01/2015; Tiền lương những tháng ông không được làm việc do công ty sa thải ông trái pháp luật từ ngày 01/02/2015 cho đến khi Tòa án đưa vụ án ra xét xử theo quy định pháp luật. Tiền lương 02 tháng cộng thêm theo quy định tại Điều 42 Luật Lao động; Tổng cộng, ông yêu công ty T phải trả cho ông số tiền tạm tính đến hết tháng 8/2015 là: 174.600.000 đồng.
Tòa án cấp phúc thẩm tuyên: Chấp nhận một phần yêu cầu kháng cáo của Công ty T sửa bản án sơ thẩm: Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của ông Phạm Trung C. Buộc Công ty TNHH S, nay là Công ty Cổ phần đầu tư T có nghĩa vụ bồi thường hợp đồng lao động cho ông Phạm Trung C do sa thải người lao động trái pháp luật với số tiền là 118.461.539 đồng.
4. Bản án số: 98/2017/LĐ-PT Ngày 18-07-2017, Về việc “Xử lý kỷ luật sa thải”.
Nội dung vụ án: Công ty V có ký Hợp đồng lao động 12 tháng đối với chị Đinh Thị Ngọc A, chị Trần Thị T, chị Bùi Thị Trà G, chị Lưu Thị Thanh B, chị Trần Thị Lan T, chị Cao Thị P, chị Nguyễn Thị H với công việc chính là công nhân, mức lương khởi điểm là 1.944.000 đồng. Ngày 24/12/2013 Công ty ban hành các Quyết định kỷ luật sa thải 07 người lao động căn cứ vào biên bản phiên họp xử lý kỷ luật ngày 24/12/2013 với lý do các công nhân trên đã có hành vi biểu tình bất hợp pháp; riêng chị Trần Thị Lan T với lý do đã có hành vi chống đối không làm việc theo hợp đồng đã ký kết với Công ty. Ngày 08/9/2015, 07 công nhân (có tên trên) làm đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam với nội dung yêu cầu Công ty phải bồi thường các khoản sau: (1) Bồi thường về việc Công ty sa thải trái pháp luật người lao động; (2) Bồi thường công lao động ngoài giờ chưa được trả; (3) Bồi thường danh dự nhân phẩm.
Tòa án cấp phúc thẩm tuyên: Chấp nhận một phần kháng cáo của nguyên đơn; sửa Bản án lao động sơ thẩm số buộc Công ty V phải bồi thường thêm cho 07 người lao động (07 nguyên đơn) có tên trên, với mức bồi thường cho mỗi người bằng 03 tháng lương theo hợp đồng lao động với mức cụ thể là: 1.944.000 đ x 03 tháng = 5.832.000 đồng (ngoài mức bồi thường mà Tòa án cấp sơ thẩm đã quyết định).
5. Bản án số: 02/2017/LĐ-PT Ngày 26-07-2017. Về việc “Tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải”.
Nội dung vụ án: Anh Tyêu cầu hủy Quyết định sa thải số 83/QĐ-ST ngày 14/4/2014; Hoàn trả tiền phí đào tạo 3.000.000 đồng cùng lãi suất không kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước quy định; Trả tiền lương trong những ngày không được làm việc từ ngày 14/4/2014 đến ngày Tòa án xét xử với mức lương chính là 3.047.500 đ/tháng;Thanh toán tiền bảo hiểm xã hội từ tháng 4/2014 đến hết tháng 10/2014.
Tòa án cấp phúc thẩm tuyên: Không chấp nhận kháng cáo của Công ty Cổ phần TS. Chấp nhận kháng nghị của Viện Kiểm sát nhân dân huyện An Dương, thành phố Hải Phòng, sửa một phần bản án sơ thẩm:Buộc Công ty Cổ phần TS phải trả cho anh Đặng Anh T tiền lương trong những ngày không được làm việc. Buộc Công ty TS phải có trách nhiệm cùng anh Đặng Anh T nộp tiền bảo hiểm xã hội từ tháng 4/2014 đến tháng 10/2014 theo quy định.
Mời quý độc giả đọc thêm 15 bản án đáng chú ý có phán quyết sa thải, kỷ luật lao động trái pháp luật dưới đây:
6. Bản án số: 01/2018/LĐ-ST Ngày 30-11-2018 về việc “Tranh chấp về lao động cá nhân”.
7. Bản án số: 04/2018/LĐ-PT Ngày 01-02-2018 về việc “Tranh chấp xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải.”.
8. Bản án số: 01/2018/LĐ-ST Ngày 05-11-2018 về việc “Tranh chấp lao động cá nhân về việc xử lý kỷ luật lao động sa thải.”.
9. Bản án số: 13/2018/LĐ-PT Ngày 18-07-2018 về việc “Tranh chấp xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải.”
10. Bản án số: 17/2018/LĐ-PT Ngày 05-11-2018 về việc “Tranh chấp xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải, tiền phép năm, tiền thưởng, tiền phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế”.
11. Bản án số: 19/2018/LĐ-ST Ngày 14-6-2018 về việc “Tranh chấp về đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động”.
12. Bản án số: 06/2018/LĐ-ST Ngày 27-6-2018 về việc “Tranh chấp về xử lý kỷ luật theo hình thức sa thải, chế độ bảo hiểm xã hội, trợ cấp thai sản và trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động”.
13. Bản án số: 01/2019/LĐ-PT Ngày 04-03-2019 về việc “Xử lý kỷ luật theo hình thức sa thải”.
14. Bản án số: 07/2019/LĐ-PT Ngày 21-08-2019 về việc “Tranh chấp lao động theo hình thức sa thải”.
15. Bản án số: 07/2019/LĐ-PT Ngày 10-05-2019 về việc “Tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải”.
16. Bản án số: 05/2019/LĐ-ST Ngày 04-06-2019 về việc “Tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải”.
17. Bản án số: 501/2019/LĐ-PT Ngày 30-05-2019 về việc “Kỷ luật sa thải”.
18. Bản án số: 03/2020/LĐ-PT Ngày 20-04-2020 về việc “Tranh chấp về xử lý kỷ luật theo hình thức buộc thôi việc viên chức và tranh chấp về bồi thường tiền lương, phụ cấp, các khoản tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp”.
19. Bản án số: 04/2020/LĐ-PT Ngày 22-06-2020 về việc “Kiện quyết định xử lý kỷ luật theo hình thức sa thải.”.
20. Bản án số: 20/2020/LĐ-ST Ngày 28-07-2020 về việc “Đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động bằng hình thức kỷ luật sa thải”.
Quý bạn đọc xem và tải tài liệu đầy đủ tại: Tổng hợp 20 bản án đáng chú ý có phán quyết sa thải, kỷ luật lao động trái pháp luật.
Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.
Trân trọng!
(Người viết: Phạm Duy Thắng/193 ; Ngày viết: 09/5/2022)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam.
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com ; https://luatsuchoban.vn
----------------------------------------------------------------------------------
Bài viết liên quan:
- Tổng hợp 39 bản án về tranh chấp hợp đồng lao động
- Top 15 luật sư nổi tiếng và uy tín tại Hà Nội
- Luật sư uy tín tại quận Cầu Giấy