Tư vấn cấp lại văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp
Tư vấn cấp lại văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp
Đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là việc làm vô cùng thiết thực nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cua các chủ thể quyền sở hữu công nghiệp. Văn bằng bảo hộ chính là chứng cứ, tài liệu quan trọng thể hiện tính hợp pháp của việc đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp. Tuy nhiên, vì một vài lí do, văn bằng đó không còn sử dụng được, vậy muốn cấp lại văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp cần lưu ý những gì? Bài viết này, công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ tư vấn giúp bạn về việc cấp lại văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp.
1. Các trường hợp cấp lại văn bằng bảo hộ
Trong các trường hợp sau đây, chủ sở hữu đã được cấp văn bằng bảo hộ có thể yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ cấp lại văn bằng bảo hộ với điều kiện phải nộp lệ phí tương ứng:
- Văn bằng bảo hộ bị mất;
- Văn bằng bảo hộ bị hỏng, rách, bẩn, phai mờ đến mức không sử dụng được.
2. Hồ sơ cấp lại Văn bằng bảo hộ
- Tờ khai yêu cầu cấp lại văn bằng bảo hộ được làm theo mẫu 03-PBVB ;
- 01 mẫu nhãn hiệu trùng với mẫu nhãn hiệu đối với yêu cầu cấp lại Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu;
Hoặc 01 bộ ảnh chụp bản vẽ kiểu dáng công nghiệp trùng với bộ ảnh chụp bản vẽ kiểu dáng công nghiệp trong văn bằng bảo hộ gốc đối với trường hợp cấp lại Văn bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp;
- Giấy uỷ quyền cho Luật HTC (trường hợp yêu cầu được nộp thông qua đại diện);
- Chứng từ nộp lệ phí cấp lại văn bằng bảo hộ.
3. Phí và lệ phí cấp lại Văn bằng bảo hộ:
Theo Thông tư 263/2017 của Bộ Tài Chính quy định về mức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ. Khi đề nghị cấp lại Văn bằng bảo hộ Người nộp hồ sơ yêu cầu cấp lại văn bằng bảo hộ phải nộp những khoản phí, lệ phí như sau:
- Phí cấp lại Văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng/Giấy chứng nhận;
- Phí đăng bạ Quyết định cấp lại Văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng;
- Phí công bố Quyết định cấp lại Văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng.
4. Thời gian và quy trình cấp lại Văn bằng bảo hộ
Hồ sơ cấp lại Văn bằng bảo hộ được nộp trực tiếp hoặc nộp qua bưu điện.
Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận và xem xét đơn yêu cầu cấp lại văn bằng bảo hộ trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận đơn.
+ Nếu đơn cấp lại văn bằng bảo hộ đầy đủ hồ sơ và đáp ứng các quy định, Cục Sở hữu trí tuệ ra Quyết định cấp lại văn bằng bảo hộ và ghi nhận vào mục đăng bạ của văn bằng bảo hộ tương ứng trong Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp;
Nội dung bản cấp lại của văn bằng bảo hộ thể hiện đầy đủ các thông tin của văn bằng bảo hộ cấp lần đầu và phải kèm theo chỉ dẫn “Bản cấp lại”;
+ Trường hợp yêu cầu cấp lại văn bằng bảo hộ không đáp ứng quy định, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo từ chối cấp lại văn bằng bảo hộ, có nêu rõ lý do.
Cam kết chất lượng dịch vụ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể thư sau:
Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.
- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.
- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.
Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.
Trân trọng!
(Người viết: Nguyễn Thị Thúy Hồng/201; Ngày viết: 27/05/2022)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website:https://htc-law.com ;https://luatsuchoban.vn
------------------------------------------------------------------
Bài viết liên quan:
- Hiệu lực của văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
- Thủ tục cấp văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp
- Những lợi ích khi được luật sư tư vấn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
- Những lợi ích đáng chú ý khi được luật sư tư vấn về nội dung giám định quyền sở hữu công nghiệp
- Một số điều cần lưu ý về thủ tục chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
- Tổng hợp bản án quyết định nên biết về tranh chấp trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ