04 điều quan trọng mà doanh nghiệp cần tránh khi đặt tên nhãn hiệu
04 điều quan trọng mà doanh nghiệp cần tránh khi đặt tên nhãn hiệu
Với ý nghĩa phân biệt, định hình sản phẩm hàng hóa, việc đặt tên nhãn hiệu là một vấn đề hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp khi đăng ký nhãn hiệu hàng hóa. Cách đặt tên nhãn hiệu không chỉ là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến thương hiệu của doanh nghiệp mà còn là tài sản được bảo hộ dưới góc độ pháp lý. Do đó, bài viết sau đây sẽ đưa ra những điều mà doanh nghiệp cần nắm chắc trong quá trình đặt tên nhãn hiệu.
Điều kiện để được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Để đánh giá nhãn hiệu xin đăng ký đó có chức năng nhãn hiệu hay không thì yếu tố “khả năng tự phân biệt” của nhãn hiệu được xem là tiêu chuẩn pháp lý bắt buộc. Bên cạnh đó, nhãn hiệu xin đăng ký phải không có “khả năng gây nhầm lẫn” với các nhãn hiệu có trước. Điều này được đưa ra xem xét nhằm tránh được xung đột với quyền của người khác.
04 điều quan trọng mà doanh nghiệp cần tránh khi đặt tên và đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
Thứ nhất, nên hạn chế dùng tên địa danh để đặt tên cho nhãn hiệu thuần túy. Theo Khoản 5 Điều 73 Luật Sở hữu trí tuệ, dấu hiệu gây hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về xuất xử sản phẩm sẽ bị từ chối bảo hộ. Do đó, doanh nghiệp nên tra cứu thương hiệu hàng hóa nhằm xác định liệu nhãn hiệu được đặt có phải là tên địa danh / tên địa lý hay không.
Thứ hai, nên cân nhắc kỹ việc đặt tên nhãn hiệu chỉ gồm 1-2 chữ cái không đọc được như một từ hoặc đặt tên nhãn hiệu quá dài, quá phức tạp. Theo pháp luật Việt Nam, tên nhãn hiệu phải có ít nhất 3 chữ cái đứng gần nhau liên tục mới đủ điều kiện để bảo hộ, trừ trường hợp ngoại lệ là những nhãn hiệu có cấu tạo 2 chữ cái đã tồn tại quá trình sử dụng liên tục. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng không nên đặt tên nhãn hiệu quá dài hoặc khó đọc, khó phát âm do điều này sẽ gây khó khăn cho người tiêu dùng trong việc ghi nhớ đến nhãn hiệu.
Thứ ba, nên tránh đặt tên nhãn hiệu đã được thị trường sử dụng nhiều. Những từ, cụm từ đã được sử dụng quá nhiều trên cùng một phân khúc thị trường gây khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình đăng ký. Bên cạnh đó, nó cũng không tạo được ấn tượng riêng biệt cho khách hàng.
Thứ tư, cần chú ý với tên nhãn hiệu có nghĩa tiêu cực hoặc mang bản chất mô tả hàng hóa ở ngôn ngữ khác tiếng Việt.
Dịch vụ tư vấn các vấn đề pháp luật liên quan nhãn hiệu như sau:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam xin tư vấn tên nhãn hiệu hàng hóa như sau:
- Tư vấn về các quy định pháp luật liên quan đến tên hàng hóa.
- Tư vấn cách đặt tên nhãn hiệu cho doanh nghiệp.
- Tra cứu, rà soát các dấu hiệu, kiểm tra khả năng hợp lệ của tên nhãn hiệu mà doanh nghiệp muốn đăng ký
- Đại diện doanh nghiệp tham gia giải quyết tranh chấp phát sinh
Cam kết chất lượng dịch vụ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể như sau:
- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.
- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.
- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.
Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.
Trân trọng!
(Người viết: Vũ Thị Thanh Nhàn/184; Ngày viết: 12/03/2022)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam.
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com ; https://luatsuchoban.vn
---------------------------------------------------------------------------------
Bài viết liên quan:
- 3 điều doanh nghiệp cần phải biết khi đặt tên nhãn hiệu hàng hóa
- Tư vấn đăng ký nhãn hiệu trùng tên
- Tên nhãn hiệu - những vấn đề cần lưu ý
- Những vấn đề cần lưu ý khi lựa chọn hoặc xây dựng nhãn hiệu