Ai có thể nộp đơn đăng ký sáng chế ở Việt Nam
Đăng ký sáng chế là thủ tục hành chính do Cục sở hữu trí tuệ tiến hành để xác nhận quyền sở hữu của chủ thể nhất định đối với sáng chế. Quyền sở hữu đối với sáng chế chỉ được xác lập thông qua thủ tục đăng ký. Tuy nhiên ai là người có quyền nộp sáng chế thì vẫn còn là câu hỏi mà nhiều người còn băn khoăn. Hiểu được điều đó, Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ cung cấp cho quý khách những thông tin về việc ai là người có quyền đăng ký sáng chế trong bài viết dưới đây.
1. Sáng chế là gì?
Sáng chế là một giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.
2. Tại sao cần đăng ký sáng chế?
Đăng ký sáng chế giúp chủ sở hữu tăng lợi thế cạnh tranh, sức mạnh thị trường và kiếm được nhiều lợi nhuận. Bằng độc quyền sáng chế cho phép chủ sở hữu khẳng định trước các nhà bán sỉ, nhà phân phối rằng không có bất kì chủ thể nào khác trên thị trường được phép sản xuất, buôn bán, sử dụng, phân phối sản phẩm nếu không có sự đồng ý của chủ sở hữu. Điều này có thể giảm bớt sự cạnh tranh, tăng doanh số bán hàng, và nếu tiếp thị đúng cách, chủ sở hữu có thể tính giá sản phẩm cao hơn vì các đối thủ cạnh tranh khác đã bị ngăn cấm cung cấp sản phẩm tương tự.
Sáng chế tạo thêm nguồn thu nhập mới cho chủ sở hữu bằng cách nhượng quyền sử dụng sáng chế hoặc chuyển nhượng sáng chế. Việc được cấp văn bằng bảo hộ sáng chế giúp chủ sở hữu dễ dàng trong việc khai thác giá trị thương mại của sáng chế đó. Khi chủ sở hữu được Nhà nước xác nhận có quyền sở hữu hợp pháp đối với sáng chế thì chủ sở hữu sẽ nhận được sự tin tưởng của bên mua khi chuyển nhượng sáng chế đó.
Sáng chế giúp chủ sở hữu huy động vốn và thu hút các nhà đầu tư tiềm năng. Bằng độc quyền sáng chế có thể được mua, bán hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng để giúp chủ sở hữu huy động vốn dễ dàng, nhanh chóng, hiệu quả. Bằng độc quyền sáng chế cũng có thể được sử dụng làm tài sản thế chấp để vay vốn ngân hàng.
Đóng góp vào công cuộc sáng tạo của con người và nâng cao giá trị, vị thế của chủ sở hữu sáng chế. Các đối tác kinh doanh, nhà đầu tư và cổ đông có thể nhận thức được tài sản sáng chế là biểu hiện của kiến thức chuyên môn, khả năng chuyên môn hóa và năng lực công nghệ cao của chủ sở hữu sáng chế dù là cá nhân hay doanh nghiệp. Đặc biệt đối với doanh nghiệp là chủ sở hữu sáng chế có thể dùng các sản phẩm sáng tạo này của mình để huy động vốn, tìm kiếm đối tác kinh doanh mới và nâng cao giá trị của doanh nghiệp trên thị trường.
3. Ai là người có quyền đăng ký sáng chế?
Trường hợp 1: Tác giả tạo ra sáng chế bằng chính công sức và chi phí của mình
Trong trường hợp này tác giả của sáng chế sẽ là người có quyền đăng ký đối với sáng chế. Lúc này, tác giả sáng chế đồng thời cũng là chủ sở hữu của sáng chế. Trường hợp có hai người trở lên cùng nhau trực tiếp sáng tạo ra đối tượng sở hữu công nghiệp thì họ được coi là đồng tác giả và sẽ được hưởng những quyền nhân thân và quyền tài sản như nhau.
Trường hợp 2: Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc
Trong trường hợp này, tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí sẽ đóng vai trò là chủ sở hữu của sáng chế và có quyền đăng ký sáng chế trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Chủ sở hữu của sáng chế sẽ có quyền sử dụng, cho phép người khác sử dụng sáng chế cũng như ngăn cấm sử dụng sáng chế của mình.
Tuy nhiên, bên cạnh quyền lợi, chủ sở hữu sẽ có thêm nghĩa vụ thanh toán thù lao cho tác giả của sáng chế.
Trường hợp 3: Sáng chế là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ được tạo ra có sự đóng góp của Nhà nước
- Với sáng chế được tạo ra bởi 100% ngân sách nhà nước, quyền đăng ký sáng chế sẽ được giao cho tổ chức chủ trì một cách tự động và không bồi hoàn trừ trường hợp sáng chế này thuộc lĩnh lực quốc phòng và an ninh quốc gia thì quyền đăng ký sáng chế sẽ thuộc về Nhà nước;
- Với sáng chế được đầu tư bởi nhiều nguồn vốn, trong đó có một phần là ngân sách nhà nước, phần quyền đăng ký sáng chế tương ứng với tỷ lệ phần ngân sách nhà nước sẽ được giao cho tổ chức chủ trì một cách tự động và không bồi hoàn trừ trường hợp sáng chế thuộc lĩnh vực quốc phòng và an ninh quốc gia thì phần quyền đăng ký sáng chế tương ứng với phần ngân sách nhà nước sẽ thuộc về Nhà nước.
Khi đó, chủ sở hữu trong trường hợp này cũng sẽ phải có nghĩa vụ phải trả thù lao cho tác giả sáng chế.
Có thể thấy, đăng ký sáng chế là thủ tục khó nhất trong các đối tượng bảo hộ theo quy định Luật Sở hữu trí tuệ. Do vậy, nếu cá nhân có nhu cầu đăng ký sáng chế muốn tự mình đi đăng ký đòi hỏi chủ thể phải có sự am hiểu nhất định về các quy định pháp luật liên quan đến sáng chế; khả năng tra cứu sáng chế có được bảo hộ hay không; kinh nghiệm làm việc thực tế với cơ quan nhà nước có thẩm quyền,…
Cam kết chất lượng dịch vụ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể thư sau:
- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.
- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.
- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.
Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.
Trân trọng!
(Người viết: Trần Thị Thu Nga; Ngày viết: 13/01/2024)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 0989.386.729;
Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com ; https://htcvn.vn; https://luatsuchoban.vn
Xem thêm các bài viết liên quan
- Được gì khi tham vấn luật sư về quy trình và thời hạn xem xét đơn đăng ký sáng chế?
- Những lưu ý trước khi nộp đơn đăng ký bảo hộ sáng chế
- Điều kiện cấp bằng độc quyền sáng chế