Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

​TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ GIẤY TỜ GIẢI QUYẾT THẾ NÀO?

TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ GIẤY TỜ GIẢI QUYẾT THẾ NÀO?

Đất đai là một loại tài sản đặc biệt có giá trị vô cùng lớn, là tư liệu sản xuất đặc biệt và là điều kiện cần cho mọi hoạt động sản xuất. Chính vì vậy mà đất đai cũng là đối tượng xảy ra tranh chấp khá nhiều và phức tạp. Hơn nữa, các bên đương sự cũng không nắm rõ về các giấy tờ pháp lý liên quan đến tranh chấp đất đai. Tranh chấp đất đai chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là dạng tranh chấp khá phổ biến hiện nay và để giải quyết hiệu quả tranh chấp, Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam xin tư vấn cho khách hàng để giải quyết những khó khăn trên như sau:

I. Cơ sở pháp lý

- Luật Đất Đai năm 2013;

- Bộ luật tố tụng dân sự 2015;

- Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật đất đai năm 2013;

- Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 43/2014/NĐ-CP.


II. Nội dung tư vấn

1. Tranh chấp đất đai là gì?

Tranh chấp đất đai là những mâu thuẫn, xung đột về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quá trình sử dụng đất theo quy định tại Khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013. Về bản chất, tranh chấp đất đai là việc những người sử dụng đất tranh chấp về việc ai là người có quyền sử dụng đối với mảnh đất đang tranh chấp.

Một số dạng tranh chấp đất đai phổ biến như:

- Tranh chấp về quyền sử dụng đất: Tranh chấp về ranh giới đất được sử dụng và quản lý giữa các chủ thể sử dụng đất với nhau, tranh chấp về quyền sử dụng, tài sản gắn liền với đất trong quan hệ thừa kế, quan hệ tài sản giữa vợ và chồng khi ly hôn,…

- Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất: tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng chuyển nhượng, cho thuê lại quyền sử dụng đất, thế chấp,…

- Tranh chấp về mục đích sử dụng đất: Tranh chấp giữa đất trồng cây ăn quả và đất thổ cư,…

2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất (theo Khoản 16, Điều 3 Luật đất đai 2013)

- Nhà nước quy định các trường hợp được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đây là chứng thư pháp lý quan trọng cho việc chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp của nguời sử dụng đất. Tuy nhiên, trong trường hợp người sử dụng đất chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng có giấy tờ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp để chứng minh cho việc sử dụng đất của mình là hợp pháp theo quy định của Luật đất đai 2013, một số loại giấy tờ đó là:

- Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

- Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;

- Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

- Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;

- Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;

- Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ

3. Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai không có giấy tờ

3.1. Hòa giải tranh chấp đất đai

Căn cứ Điều 202 Luật Đất đai 2013, Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, Khoản 57 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định về thẩm quyền và quy trình hòa giải tranh chấp đất đai như sau:

- Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

- Thời hạn: Không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu.

Kết quả hòa giải:

- Kết quả hòa giải phải được lập thành biên bản và được gửi ngay cho các bên tranh chấp và lưu tại UBND cấp xã.

- Kết quả hòa giải tại UBND cấp xã xảy ra một trong hai trường hợp.

Trường hợp 1: Hòa giải thành (kết thúc tranh chấp)

+ Có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì UBND cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường.

+ Phòng Tài nguyên và Môi trường trình UBND cấp huyện quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới sổ đỏ.

Trường hợp 2: Hòa giải không thành (chưa kết thúc tranh chấp)

Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 thì chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp sau:

1. Theo thủ tục hành chính (yêu cầu Chủ tịch UBND cấp huyện nơi có đất giải quyết)

2. Theo thủ tục tố tụng dân sự (khởi kiện tại tòa án nhân dân có thẩm quyền)

3.2. Thủ tục giải quyết tại UBND cấp có thẩm quyền

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cấp huyện:

Bước 1. Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai

Người có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai nộp đơn tại UBND huyện.

Bước 2. Giải quyết đơn yêu cầu

– Chủ tịch UBND huyện giao cơ quan tham mưu giải quyết.

– Cơ quan tham mưu có nhiệm vụ:

+ Thẩm tra, xác minh vụ việc;

+ Tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp;

+ Tổ chức cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai (nếu cần thiết);

+ Hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp ban hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai.

Lưu ý: Hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai bao gồm:

– Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai;

– Biên bản hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã; biên bản hòa giải trong quá trình giải quyết tranh chấp;

– Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp và các tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp;

– Báo cáo đề xuất và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp hoặc dự thảo quyết định công nhận hòa giải thành.

Bước 3. Ban hành quyết định giải quyết tranh chấp

Chủ tịch UBND huyện ban hành quyết định giải quyết tranh chấp hoặc quyết định công nhận hòa giải thành, gửi cho các bên tranh chấp, các tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan.

- Nếu đồng ý kết quả giải quyết tranh chấp thì kết thúc tranh chấp.

- Không đồng ý kết quả giải quyết thì:

+ Khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc

+ Khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính (khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của Chủ tịch UBND cấp huyện).

- Thời hạn giải quyết: Không quá 45 ngày;

3.3. Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện (như trên)

Bước 2. Nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có bất động sản

Bước 3. Tòa thụ lý và giải quyết

Trên đây là bài viết của chúng tôi về hướng dẫn giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp đất đai không có giấy tờ. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Liệu)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn


Bài viết liên quan

Trình tự thủ tục hòa giải tranh chấp quyền sử dụng đất

Tư vấn trình tự, thủ tục khởi kiện quyết định thu hồi đất

Tư vấn giải quyết tranh chấp đòi lại đất đối với đất cho mượn không trả lại



Gọi ngay

Zalo