Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

​Các biện pháp chủ sở hữu cần nắm rõ để xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

Các biện pháp chủ sở hữu cần nắm rõ để xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

Trên thực tế, để xây dựng được một đối tượng Sở hữu công nghiệp (SHCN) đáp ứng được mục đích kinh doanh của doanh nghiệp và đáp ứng được quy định về điều kiện bảo hộ lại không phải dễ dàng. Hơn nữa hiện nay xảy ra rất nhiều trường hợp tranh chấp các quyền sở hữu công nghiệp. Vậy theo quy định của pháp luật, có những biện pháp nào để xử lý hành vi xâm phạm quyền SHCN? Và dựa trên những căn cứ nào để xem xét hành vi xâm phạm? Hãy cùng Công ty Luật HTC Việt Nam tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

1. Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

- Hành vi xâm phạm quyền SHCN là những hành vi sử dụng đối tượng SHCN không được chủ thể có quyền hay pháp luật cho phép, xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, người có quyền sử dụng hợp pháp đối tượng quyền SHCN đang được pháp luật bảo hộ.

+ Hành vi xâm phạm quyền SHCN: Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý và hành vi xâm phạm quyền bí mật kinh doanh.

2. Căn cứ xem xét hành xi xâm phạm

Để biết được một cá nhân, tổ chức nào đó có xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với chủ sở hữu quyền SHCN hay không cần xác định hành vi này có được xem xét là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hay không. Căn cứ để xác định hành vi xâm phạm quyền SHTT khi có đủ các căn cứ sau đây:

+ Đối tượng bị xem xét: Đối tượng xem xét phải thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.

+ Có yếu tố xâm phạm trong nhóm đối tượng bị xem xét xâm phạm quyền SHCN.

+ Người thực hiện hành vi bị xem xét: Về người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền SHCN và không phải là người được pháp luật và cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định của Luật SHTT.

+ Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam: Theo đó, nếu hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ không xảy ra tại Việt Nam thì pháp luật Việt Nam không được điều chỉnh và không được coi là hành vi xâm phạm.

3. Biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

- Biện pháp tự bảo vệ

Thứ nhất, theo điểm b khoản 2 Điều 198 Luật sở hữu trí tuệ và khoản 3 Điều 21 Văn bản hợp nhất số 04/VBHN-BKHCN: Chủ sở hữu quyền SHCN có quyền yêu cầu chủ thể xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại. Việc yêu cầu chấm dứt phải được thông báo bằng văn bản. Trong văn bản thông báo phải có các thông tin chỉ dẫn về căn cứ phát sinh, văn bằng bảo hộ, phạm vi, thời hạn bảo hộ và phải ấn định một thời hạn hợp lý để chủ thể xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm.

Thứ hai, nếu chủ thể vi phạm vẫn không chấm dứt xâm phạm sau khi đã nhận được thông báo yêu cầu chấm dứt bằng văn bản, căn cứ khoản c Khoản 1 Điều 198 Luật SHTT năm 2005, chủ sở hữu quyền SHCN có thể yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý xâm phạm này theo quy định của Luật SHTT và các luật khác có liên quan.

- Biện pháp hành chính

Biện pháp này là việc cơ quan có thẩm quyền xử lý hành chính các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực SHTT. Các hành vi xâm phạm quyền SHCN bị xử lý hành chính hiện nay quy định trong Nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.

Yêu cầu Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ áp dụng biện pháp hành chính là biện pháp có hiệu quả nhanh chóng và không mất phí yêu cầu xử lí, tuy nhiên biện pháp hành chính lại không cho phép chủ sở hữu quyền SHCN yêu cầu chủ thể có hành vi xâm phạm bồi thường thiệt hại nếu có theo giám định.

- Biện pháp dân sự

Biện pháp dân sự cũng được áp dụng để xử lí hành vi xâm phạm quyền SHCN của chủ thể có hành vi xâm phạm nếu như chủ sở hữu quyền SHCN có yêu cầu. Thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp dân sự, thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp dân sự tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng Dân sự.

Chủ sở hữu quyền SHCN có thể yêu cầu Tòa án buộc chủ thể có hành vi xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại,... Chủ sở hữu quyền SHCN phải có nghĩa vụ chứng minh mình là chủ thể của quyền sở hữu, cung cấp các chứng cứ về hành vi xâm phạm của chủ thể có hành vi xâm phạm. Nếu như có yêu cầu bồi thường thiệt hại, chủ sở hữu quyền SHCN cũng đồng thời phải chứng minh thiệt hại thực tế đã xảy ra và nêu căn cứ xác định mức bồi thường thiệt hại.

- Biện pháp hình sự

Biện pháp hình sự sẽ được áp dụng trong trường hợp chủ thể có hành vi xâm phạm có yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp hình sự tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự. Việc áp dụng biện pháp hình sự thuộc thẩm quyền của Tòa án.

Như vậy, để bảo vệ quyền SHCN, tùy từng trường hợp mà chủ thể quyền có thể tự bảo vệ hoặc thông qua hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Cam kết chất lượng dịch vụ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể như sau:

Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.

- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.

- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!

(Người viết: Cao Thị Hảo/199; Ngày viết: 23/04/2022)


Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website:https://htc-law.com ;https://luatsuchoban.vn

------------------------------------------------------------------

Bài viết liên quan:

- Tư vấn sở hữu trí tuệ

- Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp và các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp

- Hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh

- Hướng dẫn thủ tục giải quyết hành vi xâm phạm nhãn hiệu đã đăng kí bản quyền

- Dấu hiệu nhận biết nhãn hiệu bị xâm phạm



Gọi ngay

Zalo