Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

TƯ VẤN XÁC ĐỊNH QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHA MẸ VỚI CON CÁI

Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi gắn bó con người với nhau bởi quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng, từ đó làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình. Trong gia đình, mọi yếu tố đều được xây dựng dựa trên cơ sở tình cảm, đạo đức, truyền thống dân tộc. Tuy nhiên nhà nước vẫn đưa những yếu tố này trở thành nguyên tắc của pháp luật hôn nhân và gia đình.

Nếu như quan hệ vợ chồng được xây dựng chủ yếu dựa trên yếu tố tình cảm thì quan hệ giữa cha mẹ và con lại được bắt nguồn từ quan hệ huyết thống và nuôi dưỡng. Ngay cả khi quan hệ hôn nhân của cha và mẹ kết thúc, quyền và nghĩa vụ giữa vợ chồng chấm dứt thì quyền và nghĩa vụ của cha mẹ với con vẫn còn tồn tại. Quyền và nghĩa vụ này có thể phát sinh giữa cha mẹ ruột với con ruột hoặc cha mẹ nuôi với con nuôi.

Điều 69 luật Hôn nhân & gia đình 2014 quy định cụ thể về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ như sau:

1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.

4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội”.

Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Trong việc giáo dục con cái, cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập. Cha mẹ tạo điều kiện cho con được sống trong gia đình đầm ấm, hòa thuận; làm gương tốt cho con về mọi mặt; phối hợp chặt chẽ với nhà trường, cơ quan, tổ chức trong việc giáo dục con. Cha mẹ hưỡng dẫn con chọn nghề dựa trên cơ sở tôn trọng quyền chọn nghề, quyền tham gia hoạt động xã hội, chính trị, kinh tế, văn hóa của con. Ngoài ra, cha mẹ có thể đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện việc giáo dục con khi gặp khó khăn không thể tự giải quyết được.

Trong quan hệ đại diện, cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, trừ trường hợp có người khác làm giám hộ hoặc có người khác đại diện theo pháp luật. Theo đó, cha mẹ có quyền tự mình thực hiện các giao dịch dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con. Trong những trường hợp đặc biệt liên quan đến các giao dịch về bất động sản, tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu của con chưa thành niên, con mất năng lực hành vi dân sự thì phải có sự thỏa thuận của cha mẹ. Cha mẹ sẽ chịu trách nhiệm liên đới đối với các giao dịch này

Khi con chưa thành niên, con mất năng lực hành vi dân sự mà gây ra thiệt hại thì cha mẹ phải có nghĩa vụ bồi thường theo quy định của Bộ luật dân sự. Cha mẹ sẽ là người quản lý tài sản riêng của con khi con chưa đủ khả năng để quản lý, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc luật có quy định khác.

Trường hợp cha mẹ nhận con nuôi thì các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ với con sẽ duy trì đến thời điểm quan hệ nuôi con nuôi chấm dứt theo quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Quyền và nghĩa vụ của cha đẻ, mẹ đẻ và con đã làm con nuôi của người khác được thực hiện theo luật nuôi con nuôi. Các quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ đẻ và con đẻ cũng khôi phục kể từ thời điểm quan hệ nuôi con nuôi chấm dứt.

Khi một quan hệ hôn nhân mới bắt đầu sau khi một quan hệ hôn nhân đã chấm dứt, cha dượng, mẹ kế có quyền và nghĩa vụ trông nôm, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng của bên kia cùng chung sống với mình theo quy định của pháp luật.

Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ không thay đổi sau khi cha mẹ ly hôn, chỉ trừ trường hợp các bên có thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con hoặc Tòa án giao con cho một bên nuôi dưỡng, chăm sóc. Người không trực tiếp nuôi con mặc dù bị hạn chế một số quyền nhất định nhưng vẫn được đảm bảo thực hiện các quyền và nghĩa vụ cơ bản giữa cha mẹ và con.

Để được tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

_Đ.K. Linh_



Gọi ngay

Zalo