TƯ VẤN HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA KẾT HÔN GIẢ TẠO
TƯ VẤN HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA KẾT HÔN GIẢ TẠO
Câu hỏi: với ham muốn hưởng thụ chính sách của nước ngoài, có rất nhiều người Việt Nam mong muốn xuất cảnh ra nước ngoài bằng cách lợi dụng việc kết hôn. Vậy việc lợi dụng kết hôn nhằm mục đích khác khôngdựa trên tình cảm có hậu quả pháp lý như thế nào?
Trả lời:
Cơ sở pháp lý
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014;
Luật sư tư vấn
Khoản 11 điều 3 luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Kết hôn giả tạo là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đìn”. Theo đó, kết hôn giả tạo là việc các cặp vợ chồng kết hôn không dựa trên cơ sở tình cảm, mong muốn xây dựng gia đình mà là lợi dụng việc kết hôn để nhằm mục đích xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác.
Điểm a khoản 1 điều 5 luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định kết hôn giả tạo là hành vi bị pháp luật cấm. Vì vậy, khi kết hôn giả tạo thì phải gánh chịu hậu quả pháp lý gồm:
Hủy kết hôn
Xử phạt hành chính:
Thẩm quyền hủy kết hôn giả tạo: căn cứ vào điểm b khoản 2 điều 35 và khoản 1 điều 29 bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, thì thẩm quyền hủy kết hôn giả tạo thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện.
Người có quyền yêu cầu hủy kết hôn: khoản 2 điều 10 luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật; cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; hội liên hiệp phụ nữ có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn giả tạo. Ngoài ra, các cá nhân, cơ quan tổ chức khác khi phát hiện kết hôn giả tạo cũng có quyền đề nghị vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật; cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; hội liên hiệp phụ nữ có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn giả tạo.
Khoản 4 điều 28 nghị định 110/2013/NĐ- CP quy định: “Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Như vậy, với các cá nhân kết hôn giả tạo thì có thể bị xử lý hành chính từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
(Loan La)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
---------------------------------------------
Xem thêm bài viết có liên quan:
Điều kiện kết hôn
Đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền
Hậu quả kết hôn trái pháp luật
Người yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật