TƯ VẤN GIAO DỊCH VỚI NGƯỜI THỨ BA NGAY TÌNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỘNG SẢN MÀ KHÔNG PHẢI ĐĂNG KÝ SỞ HỮU.
TƯ VẤN GIAO DỊCH VỚI NGƯỜI THỨ BA NGAY TÌNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỘNG SẢN MÀ KHÔNG PHẢI ĐĂNG KÝ SỞ HỮU.
Câu hỏi: Kính chào luật sư công ty luật TNHH HTC Việt Nam. Tôi vừa mua lại một bức họa cổ của một gia đình cùng xóm với giá 300 triệu đồng. Nhưng tuần trước vợ gia đình đó đến nhà tôi yêu cầu tôi trả lại bức họa với lý do khi bán bức họa, ông chồng đã không hỏi ý kiến của vợ, trong khi đây là tài sản do bà mua trong thời kỳ hôn nhân, là tài sản chung. Tuy nhiên, tôi rất yêu thích bức họa này, khi mua tôi không hề biết rằng ông chồng bán cho tôi mà không hỏi ý kiến vợ. Liệu bây giờ tôi có phải trả lại bức họa cho gia đình đó không?
Trả lời:
Cơ sở pháp lý
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014;
Bộ luật dân sự năm 2015;
Luật sư tư vấn
Với các thông tin mà Quý khách cung cấp, chúng tôi xin đưa ra lời tư vấn như sau:
Thứ nhất Quý khách thuộc trường hợp người thứ ba ngay tình theo điều 8 nghị định 126/2014/NĐ-CP: Bức họa cổ này là tài sản chung của hai vợ chồng người bán, nên theo quy định tại điều 35 luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì việc thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản chung phải được sự thỏa thuận đồng ý của cả hai bên vợ chồng. Tuy nhiên, khi mua bức họa cổ này, Quý khách không được người bán cung cấp thông tin đây là tài sản chung của vợ chồng, khi định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận của hai bên.
Thứ hai trên lý thuyết, giao dịch của Quý khách bị vô hiệu vì người bán khôngcó quyền xác lậpgiao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ chồng khi mà chồng chưa thỏa thuận với vợ về việc bán bức họa cổ.
Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1 điều 133 bộ luật dân sự năm 2015 thì: “Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng đối tượng của giao dịch là tài sản không phải đăng ký đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch được xác lập, thực hiện với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại Điều 167 của Bộ luật này.” Mà trường hợp quy định tại điều 167 bộ luật dân sự năm 2015 là trường hợp thực hiện giao dịch với người thứ ba ngay tình là hợp đồng không có đền bù, hợp đồng có đền bù nhưng tài sản giao dịch có được thông qua việc lấy cắp, bị mất… Do đó, trường hợp giao dịch của Quý khách là hợp đồng có đền bù, tài sản là bức họa cổ có nguồn gốc rõ ràng, không phải có được thông qua lấy cắp, bị mất… Vì vậy, giao dịch của Quý khách không thuộc trường hợp điều 167 bộ luật dân sự năm 2015.
Từ các căn cứ trên, giao dịch của Quý khách có thể được bảo vệ thông qua khoản 1 điều 133 bộ luật dân sự năm 2015, giao dịch mua bán Bức họa cổ vẫn được xác lập và có hiệu lực, Quý khách không phải hoàn trả lại bức họa cho người bán.
(Loan La)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
---------------------------------------------
Xem thêm bài viết có liên quan:
Quá trình hình thành tài sản chung của vợ chồng
Chế độ tài sản của vợ chồng
Tài sản riêng của vợ chồng
Tài sản đăng ký quyền sở hữu