Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

TƯ VẤN CHẤM DỨT NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG

TƯ VẤN CHẤM DỨT NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG

Câu hỏi: Kính chào luật sư Công ty luật TNHH HTC Việt Nam, tôi là Cao Nguyên Hà năm nay 35 tuổi. Năm 2016 tôi và vợ cũ ly hôn, Tòa án tuyên con gái (năm nay 7 tuổi) sống cùng mẹ và tôi có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con mỗi tháng 3 triệu đồng. Các năm 2016, 2017, 2018 cuộc sống tôi dư giả nên tôi thực hiện việc cấp dưỡng này rất đầy đủ; tuy nhiên đầu năm nay tôi làm ăn thua lỗ, một tháng chỉ thu nhập được tối đa 4 triệu, mức sống tối thiểu của tôi là 3 triệu một tháng nếu trợ cấp cho con 3 triệu thì không đủ tiền để duy trì cuộc sống. Vậy nay hiện nay tôi có thể dừng việc cấp dưỡng cho con đến khi công việc tôi ổn định hay không?

Trả lời:

Xin chào Quý khách. HTC Việt Nam rất hân hạnh được phục vụ Quý khách.Câu trả lời dưới đây hi vọng có thể giải đáp phần nào thắc mắc của Quý khách.

Cơ sở pháp lý
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014;
Luật sư tư vấn


Dựa trên những thông tin mà Quý khách cung cấp và quy định pháp luật hôn nhân và gia đình năm 2014, chúng tôi xin tư vấn cho Quý khách như sau:

Điều 118 luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

1. Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;

2. Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;

3. Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;

4. Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;

5. Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn;

6. Trường hợp khác theo quy định của luật.”

Như vậy, xét trường hợp của Quý khách đối chiếu với quy định pháp luật thì lý do kinh tế khó khăn không là căn cứ để chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng.

Tuy nhiên theo tinh thần pháp luật thì mức cấp dưỡng cũng phải căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng. Vì vậy, lý do kinh tế khó khăn có thể được coi là lý do chính đáng để thay đổi mức cấp dưỡng, tạm dừng cấp dưỡng. Khi đó thì Quý khách và vợ cũ cùng nhau thỏa thuận về việc thay đổi mức cấp dưỡng hoặc tạm dừng cấp dưỡng, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết (điều 117 luật hôn nhân và gia đình năm 2014). Ngoài ra, xét trường hợp của Quý khách thì Quý khách có thể thỏa thuận cấp dưỡng theo định kỳ hàng quý, nửa năm hoặc một năm.

(Loan La)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

---------------------------------------------

Xem thêm bài viết có liên quan:

Chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng
Nghĩa vụ cấp dưỡng khi ly thân
Thay đổi mức cấp dưỡng
Cấp dưỡng cho con sau ly hôn




Gọi ngay

Zalo